CO và CQ trong xuất khẩu hàng hóa

CO và CQ trong xuất khẩu hàng hóa

CO và CQ trong xuất khẩu hàng hóa

CO và CQ trong xuất khẩu hàng hóa

Trong thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, khái niệm CO và CQ trở nên rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Vậy CO là gì, CQ là gì, và chúng có lợi ích gì trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được HPT Consulting giới thiệu trong bài viết dưới đây.

Mục lục:

1. CO (C/O), CQ (C/Q) là gì?

2. Tại sao cần CO (C/O) và CQ (C/Q)

3. Các mẫu giấy chứng nhận CO

4. Quy trình cấp C/Q

5. Dịch vụ tư vấn cấp C/O và CQ tại HPT Consulting

1. CO (C/O), CQ (C/Q) là gì?

CO (C/O) là tên viết tắt của từ Certificate of Origin, có nghĩa là chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Tùy theo thị trường xuất khẩu các mẫu form CO sẽ khác nhau.

Ví dụ mẫu CO

CQ (C/Q) là tên viết tắt của từ Certificate of Quality, có nghĩa là giấy chứng nhận chất lượng của sản phẩm phù hợp theo tiêu chuẩn của quốc gia sản xuất hoặc quốc tế. CQ là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận, trên thực tế CQ bao gồm các loại chứng nhận ví dụ như chứng nhận ISO 9001, ISO 22000, ISO 13485, ISO 14000, Công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm……

Ví dụ mẫu CQ

Hai thuật ngữ này thường được nhắc đến nhiều trong giao thương quốc tế nhằm xác định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Tùy theo lợi ích và thỏa thuận của các bên mà xác định CO và CQ có phải là một trong những hồ sơ bắt buộc hay không.

2. Tại sao cần CO (C/O) và CQ (C/Q)

Mục đích chính của CO là xác nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Điều này xác minh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không phải hàng trôi nổi không rõ trên thị trường. Bên cạnh đó việc cung cấp các form theo mẫu CO sẽ giúp doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế theo thỏa thuận trong các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia.

Chứng nhận CQ có ý nghĩa quan trọng đối với nhà sản xuất và khách hàng của họ. Thông qua giấy chứng nhận chất lượng nhà sản xuất cam kết chất lượng sản phẩm của mình theo các thông số đã công bố, đồng thời người mua khi nhìn vào giấy chứng nhận chất lượng cũng có niềm tin đối với chất lượng sản phẩm mà mình mua.

3. Các mẫu giấy chứng nhận CO

Có khá nhiều mẫu CO (C/O), tùy thuộc vào từng lô hàng cụ thể mà bạn xác định cần loại form nào. Hiện nay một số form CO (C/O) phổ biến bao gồm:

C/O form A áp dụng cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế phổ cập GPS, phần lớn các nước Châu Âu như Ý, Na Uy, Anh…

C/O form B được cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước trên thế giới trong các trường hợp: nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP, nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng, nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ nay đặt ra.

C/O form D được cấp cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệu định CEPT

C/O form E dành cho hàng hóa từ các nước ASEAN -Trung Quốc

C/O form EAV dành cho hàng hóa các nước Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu

C/O form AK dành cho hàng hóa từ các nước ASEAN – Hàn Quốc

C/O form KV dành cho hàng hóa từ Việt Nam - Korea

C/O form AJ dành cho hàng hóa từ ASEAN – Nhật Bản

C/O form VJ dành cho hàng hóa từ Việt Nam – Nhật Bản

C/O form AI dành cho hàng hóa từ ASEAN - Ấn Độ

C/O form AANZ dành cho hàng hóa ASEAN – Australia – New Zealand

C/O form VC dành cho Việt Nam - Chile

C/O form S dành cho Việt Nam – Lào, Việt Nam - Campuchia

C/O form TNK dành cho Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ

C/O form DA59 dành cho Việt Nam – Nam Phi

C/O form EUR.1 dành cho Việt Nam – Châu Âu theo hiệp định EVFTA

C/O form ICO dành cho các sản phẩm cà phê

C/O form Venezuala dành cho một số sản phẩm đặc biệt xuất khẩu vào Venezuela

C/O form Anexco III dành cho hàng giày dép, dệt may xuất khẩu vào Mexico

4. Cơ quan cấp CO

Hiện nay Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO. Bộ Công Thương ủy quyền cho các đơn vị cơ quan để cấp theo thẩm quyền. Các cơ quan được Bộ Công Thương ủy quyền bao gồm:

- VCCI cấp CO form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexco III

- Các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương cấp CO form A, D, E, AK, AJ, AI, VK, VJ, VC, S, EUR.1

- Các Ban quản lý KCN-KCX được Bộ công thương ủy quyền

5. Các hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa.

Việc chứng nhận chất lượng hàng hóa theo hình thức chứng nhận tự nguyện và chứng nhận bắt buộc. Chứng nhận tự nguyện là hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức/ cá nhân yêu cầu. Ví dụ trong sản xuất thực phẩm, chứng nhận HACCP, ISO 22000, BRC Food…., Chứng nhận bắt buộc là hình thức chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được thực hiện do cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu ví dụ trong sản xuất mỹ phẩm yêu cầu phải có phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm, trong thực phẩm phải có công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm….

chứng nhận CO, chứng nhận CQ, CO là gì, CQ là gì, CO và CQ trong xuất khẩu hàng hóa

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: