Công ty có quyền đuổi việc khi người lao động không đồng ý tăng ca không?

Công ty có quyền đuổi việc khi người lao động không đồng ý tăng ca không?

Công ty có quyền đuổi việc khi người lao động không đồng ý tăng ca không?

Công ty có quyền đuổi việc khi người lao động không đồng ý tăng ca không?

Hiện nay, tại một số công ty do số lượng công việc quá lớn nên công ty đã yêu cầu người lao động làm tăng ca để kịp tiến độ công việc. Tuy nhiên, một số người lao động vì lý do sức khỏe mà không thể tăng ca được, song về phía công ty cho rằng nếu không tăng ca sẽ bị cho nghỉ việc, khiến nhiều người lao động khá bức xúc. Vậy, việc công ty bắt buộc người lao động phải làm tăng ca như vậy có đúng theo quy định pháp luật không, hãy cùng Tư Vấn HPT tìm hiểu vấn đề này nhé.

Thứ nhất, người lao động có quyền từ chối tăng ca hay không.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động muốn sử dụng lao động làm tăng ca phải được sự đồng ý của người lao động.

Tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các nội dung phải được người lao động đồng ý khi tham gia làm thêm giờ như: thời gian, địa điểm, công việc làm thêm, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:

Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, việc công ty yêu cầu nhân viên bắt buộc phải tăng ca khi người lao động không đồng ý là không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, công ty có quyền cho nhân viên nghỉ việc khi không tăng ca hay không.

Về mặt pháp lý, trong trường hợp này công ty không có quyền cho nghỉ việc khi bạn không đồng ý tăng ca. Và đây là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Bạn có thể đến trao đổi với công ty nơi bạn làm việc và đề cập về các đề làm thêm giờ để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình. Nếu bạn đã trình bày với công ty về vấn đề làm tăng cả của bạn nhưng công ty vẫn không đồng ý hoặc buộc bạn phải nghỉ việc thì bạn nên nhờ công đoàn hỗ trợ; trong trường hợp vẫn không đảm bảo được quyền lợi của bạn thì bạn có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người lao động vẫn cố gắng làm tăng ca dù sức khỏe bản thân không cho phép. Bởi vấn đề này cũng khá tế nhị nếu phía không đồng ý với yêu cầu của bạn. Công ty đang muốn hoàn thành tất cả công việc theo dự kiến nhưng nhân viên của mình lại không đồng ý. Điều này vô tình tạo ra khoảng cách giữa công ty và nhân viên, khiến công việc sau này khó suôn sẽ. Vậy nên, hãy lựa chọn cách nói chuyện tinh tế, để người sử dụng lao động thấu hiếu và thông cảm cho sức khỏe của bạn, trách các vấn đề gây khó khăn về sau hoặc hơn thế nữa là bạn sẽ mất đi công việc hiện tại. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho người lao động hiện nay đa số cố gắng làm tăng ca dù không đồng ý với yêu cầu của công ty.

Xem thêm: Quy trình thực hiện xin giấy phép lao động

Xem thêm: Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động hết hạn hợp đồng thì có được tiếp tục gia hạn hợp đồng không?

Thứ 3, Về hình thức xử phạt đối với công ty khi tổ chức làm thêm giờ không có sự đồng ý của người lao động và hành vi chấm dứt hợp đồng trái luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì công ty sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng khi công ty yêu cầu nhân viên làm thêm mà không có sự đồng ý của nhân viên.

Hơn nữa, nếu phía công ty buộc nhân viên phải chấm dứt hợp đồng lao động khi không đồng ý làm tăng ca sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi chấm dứt hợp đồng trái luật quy định điều 41 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

- Nhận người lao động trở lại làm việc.

- Trả trợ cấp thôi việc trong trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc.

- Bồi thường cho người lao động trong trường hợp công ty không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý.

Ngoài ra, nếu công ty không trả hoặc không trả đủ tiền cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng.

- Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: từ 04 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

- Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

- Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

- Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Như vậy, nếu công ty nơi bạn đang làm việc bắt buộc bạn phải làm tăng căng nếu không sẽ bị cho nghỉ việc thì bạn có thể thực hiện có các hướng dẫn như trên. Tuy nhiên, hãy cân nhắc và lựa chọn lời nói cũng như thái độ phù hợp để người sử dụng lao động thấu hiểu cho bạn, tránh các vấn đề phát sinh không mong muốn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tư Vấn HPT, nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp kịp thời.

tang ca, tăng ca, đuổi việc trái phép, đuổi việc không có lý do, tăng ca có bắt buộc không, tang ca co bat buoc khong, cong ty tang ca nhieu, công ty tăng ca nhiều, chính sách tăng ca tự nguyện, chinh sach tang ca tu nguyen, cong ty duoi viec nhan vien, cong ty duoi viec khong tra luong, công ty đuổi việc không trả lương

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: