Doanh nghiệp có được đuổi việc là người lao động đang bị Covid19 không?

Doanh nghiệp có được đuổi việc là người lao động đang bị Covid19 không?

Doanh nghiệp có được đuổi việc là người lao động đang bị Covid19 không?

Doanh nghiệp có được đuổi việc là người lao động đang bị Covid19 không?

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều người bị nhiễm Covid-19 trong đó có trường hợp F0. Nhiều người lao động (NLĐ) băn khoăn mình đang là F0 và bị cách ly y tế thì có bị công ty sa thải hay không?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật lao động 2019

Công điện 597/CĐ-BCĐ năm 2021: Thực hiện nghiêm quy định về cách ly tập trung và quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung phòng chống dịch covid-19 do ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 điện

Công điện 600/CĐ-BCĐ năm 2021: Về điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng chống dịch covid-19 do ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 điện

 

1. F0 là gì?                                                                                                                                                                                                                                        F0 là bệnh nhân dương tính hoặc được xử lý như dương tính với virus Corona, thực hiện bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR tại các cơ sở xét nghiệm được Bộ y tế cấp phép. Nếu người đi từ vùng dịch về hoặc có những triệu chứng như: Ho, sốt, khó thở và có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh, nghi ngờ mắc bệnh trong vòng 14 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng bệnh.

F0: Người được xác định nhiễm Sars-CoV2:

• Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

• Điều trị và cách ly tại các Bệnh viện được điều trị người bệnh dương tính theo quy định của Bộ Y tế

• Tự phục vụ để hạn chế lây cho mọi người

• Đồng thời báo cho F1 về tình trạng của mình.

 2 . Khái niệm về sa thải

Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Có được đuổi việc người đang bị F0 hay không?

* Các trường hợp người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động:

 “Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợpsau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Theo đó căn cứ vào khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 đã quy định rõ nếu người lao động có lý do chính đáng như bị ốm có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, người lao động là F0 đương nhiên đã được xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, hơn nữa nếu là F0 sẽ bị cách ly theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, do đó trong trường người lao động là F0 thì sẽ không bị sa thải.

* Các trường hợp người sử dụng lao động không được sa thải người lao động

Theo đó căn cứ theo khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“ 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Tại điểm a, khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 đã quy định rõ là người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng thì trong thời gian này người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đó là sa thải, mà người F0 mắc Covid-19 đang bị ốm, cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khoẻ và phải đi cách ly tập trung để trách lây nhiễm cho mọi người theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Do đó trong thời gian người lao động F0 đi cách ly thì người sử dụng lao động không được đuổi việc.

Tiếp đó căn cứ vào khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2019 quy định:

"Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 trên thì khi người lao động ốm đau đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, theo đó người lao động là F0 mắc Covid-19 bắt buộc phải bị cách ly điều trị tại nhà hoặc cách ly tập trung bệnh viện dẫn đến nghỉ việc trong thời gian điều trị thì công ty không có quyền đuổi việc người lao động trong thời gian này.

Vì vậy, người lao động hoàn toàn có thể an tâm điều trị bệnh mà không lo lắng đến công việc của mình trong thời gian điều trị bệnh.

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: