Quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng năm 2023

Quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng năm 2023

Quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng năm 2023

Quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng năm 2023

Kinh tế phát triển, càng ngày càng có nhiều dự án, khu công nghiệp, khu du lịch mọc lên. Kéo theo đó, quy trình giải tỏa, đền bù như thế nào đúng pháp luật được người dân quan tâm rất nhiều. Cùng HPT tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết bên dưới nhé!

1. Căn cứ pháp lý

- Luật đất đai năm 2013;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

2. Điều kiện để được đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

Khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất thì phải đền bù giải phóng mặt bằng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Điều này góp phần hạn chế khiếu kiện về đất đai, tranh chấp khi nhà nước tiến hành thu hồi đất của người dân.

Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo đó, Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định thì được bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Người sử dụng đất đảm bảo các điều kiện về loại đất mà mình đang sử dụng, về chứng nhận quyền đối với đất đó. Nếu không đảm bảo các điều kiện theo pháp luật quy định thì người sử dụng đất không được bồi thường. Theo đó chỉ bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Còn thu hồi đất trong những trường hợp còn lại sẽ không được bồi thường. Điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường quy định như sau:

- Đối với hộ gia đình, cá nhân: không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận mà chưa được trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật đất đai 2013.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

- Tổ chức: được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

- Tổ chức nước ngoài: có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

3. Quy trình giải phóng mặt bằng:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Trước khi quyết định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra thông báo thu hồi đất. Báo trước 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Ngoài việc được gửi trực tiếp đến người dân bị thu hồi đất, thông báo còn được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông công cộng trên địa bàn.

Bước 2: Thu hồi đất – Thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực các xã, thị trấn, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ...

Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi hoặc ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện thu hồi diện tích đất có cả tổ chức, gia đình, cá nhân.

Bước 3: Thống kê tất cả tài sản trên diện tích đất

Việc kiểm tra, thống kê tài sản đất đai do Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Lúc này, chủ sở hữu và chủ sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp, để công tác thống kê tài sản được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Nếu người sử dụng đất không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm thuyết phục. Sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ lập hồ sơ và đưa ra biên bản cưỡng chế tiến hành kiểm đếm bắt buộc.

Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường

Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Họ sẽ  hỗ trợ, bồi thường và tái định cư theo quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 5: Thu thập ý kiến của dân

Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng việc tổ chức trưng cầu ý kiến của người dân được coi là khâu khó nhất. Mọi ý kiến của quần chúng nhân dân sẽ được bàn bạc trực tiếp và đơn vị có trách nhiệm bồi thường phải đưa ra thỏa thuận hợp lý để quần chúng chấp nhận phương án bồi thường.

Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường

Đơn vị có trách nhiệm bồi thường sẽ hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ bồi thường trên cơ sở ý kiến, đóng góp và thỏa thuận của quần chúng nhân dân.

Phê duyệt kế hoạch bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện

Quá trình này sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường sẽ hoàn thành trong vòng 1 ngày.

Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường

Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, nếu diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Sau khi tranh chấp được giải quyết, cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có quyền sử dụng đất.

Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư

Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định, thì các đơn vị, cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trong thời hạn bàn giao đất mà người sử dụng đất là cá nhân không giao đất thì thực hiện cưỡng chế theo quy định của Luật Đất đai.

Trên đây là bài viết tư vấn về quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng năm 2023 Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến nội dung tư vấn hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được giải đáp.

quy trình giải phóng mặt bằng, điều kiện để được đền bù, giải phóng mặt bằng, tư vấn đền bù giải phóng mặt bằng, làm gì khi không được đền bù đất, các hình thức đền bù giải phóng mặt bằng.

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: