Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo Bộ luật lao động 2019

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo Bộ luật lao động 2019

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo Bộ luật lao động 2019

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Bộ Luật Lao Động 2019 có nhiều điểm cải tiến mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, để các bên có thể sử dụng quyền của mình một cách đầy đủ và chính xác thì trước hết các bên phải hiểu được mình có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật. Trong bài tư vấn này, HPT Consulting tập trung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động 2019.

Mục lục:

1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

2. Các hành vi nghiêm cấm trong quan hệ lao động.

3. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động.

4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

5. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận (khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao Động 2019). Theo quy định của Bộ Luật Lao Động 2019, căn cứ xác lập quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Một khi quan hệ lao động được xác lập, người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động. Cụ thể:

- Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công, đối thoại, trao đổi với tổ chức đại người người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

+ Đóng của tạm thời nơi làm việc;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

+ Thiếp lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

2. Các hành vi nghiêm cấm trong quan hệ lao động.

Theo quy định tại Điều 8 Bộ Luật Lao Động, các hành vi sau bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:

- Phân biệt đối xử trong lao đông;

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động;

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật. 

3. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động.

Khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được:

- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

- Yêu cầu người lao động phải thực hiện bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

4. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật Lao Động 2019 như sau:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. 

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa phục hồi. Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải thông báo ít nhất 03 ngày làm việc. 

- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chổ làm việc; Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. 

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không cần phải báo trước đối với người lao động. 

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. 

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không cần phải báo trước đối với người lao động. 

- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ Luật Lao Động  làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. 

- Đối với các ngành nghề mang tính chất đặc thù (Thành viên tổ lái máy bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sữa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay; Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Thành viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài) khi đơn phương phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng phải báo ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết. 

5. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

- Trường hợp người lao động muốn tiếp tục làm việc: 

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trong trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động;

Trong trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người sử dụng lao động phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. 

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc: Người sử dụng lao động phải trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc, phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và tiền trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật lao động. 

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý: Ngoài các khoản phải trả  hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. 

Trên đây là những quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của người sử dụng lao động khi tham gia vào quan hệ lao động theo quy định của Bộ Luật lao động 2019. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động cũng như các vấn đề trong quan hệ lao động theo quy định tại Bộ Luật 2019 quý khách có thể liên hệ với HPT Consulting để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất. 

tư vấn nội bộ, tư vấn pháp luật lao động, luật sư nội bộ, luật sư tư vấn lao động, dịch vụ tư vấn nội bộ, pháp luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, hợp đồng lao động

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: