Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn

Cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tổ chức ăn uống của người dân lại tăng cao, kèm theo đó là hành vi điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng đồ uống có cồn, chủ yếu là bia rượu. Vì tính chất gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện cũng như người đi đường, nên hành vi này được xếp vào vi phạm luật giao thông và bị tạm giữ phương tiện trước khi có quyết định xử phạt. Vậy, nồng độ cồn ở mức nào thì bị tạm giữ phương tiện giao thông? Khi đã bị lập biên bản tạm giữ thì phải làm gì để nhận lại?

1. Mức nồng độ cồn vi phạm và xử phạt hành chính tương ứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt những đối tượng có mức nồng độ cồn như sau:

a, Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

b, Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

c, Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

d, Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:

- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

2. Trình tự, thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021 NĐ-CP Quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, để nhận lại phương tiện bị tạm giữ thì cần có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Sau đó, người quản lý phương tiện bị tạm giữ thực hiện việc trả lại theo trình tự như sau:

1, Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện bị tạm giữ; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.

2, Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện, dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản.

Như vậy, người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải mang theo thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân, cùng với biên bản tạm giữ và quyết định trả lại phương tiện bị tạm giữ để đối chiếu và thuận lợi cho công tác hoàn trả phương tiện. Lưu ý, người nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện đó hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm phương tiện. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

lấy lại xe do vi phạm nồng độ cồn, làm sao để lấy lại xe khi bị công an bắt giữ, thủ tục lấy lại xe sau khi nộp phạt, lấy lại xe bị tạm giữ ở đâu, hồ sơ lấy lại xe khi bị tạm giữ, mức phạt nồng độ cồn, mức phạt nồng độ cồn mới nhất, mức phạt nồng độ cồn xe máy, mức phạt nồng độ cồn ô tô, xử phạt nồng độ cồn xe máy, xử phạt nồng độ cồn xe máy

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: