Thủ tục thành lập công ty hợp danh mới nhất

Thủ tục thành lập công ty hợp danh mới nhất

Thủ tục thành lập công ty hợp danh mới nhất

Thủ tục thành lập công ty hợp danh mới nhất

     Bạn đang có ý định thành lập Công ty Hợp danh? Bạn muốn thành lập Công ty Hợp danh nhưng không biết nên chuẩn bị những loại hồ sơ gì, điều kiện thành lập ra sao cũng như quy trình và thủ tục sẽ diễn ra như thế nào?,… Hãy đến với công ty chúng tôi, HPT Consulting sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn được biết về các thủ tục liên quan đến việc thành lập Công ty Hợp danh.

1. Công ty Hợp danh là gì?

     Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty Hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

     Ngoài ra, thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Đồng thời, Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2. Những ngành nghề bắt buộc phải thành lập Công ty Hợp danh

STT

Ngành nghề kinh doanh

Loại hình doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý

1

Công ty Luật

     - Công ty Hợp danh;

     - Công ty TNHH;

     Công ty Luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty Luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

Điều 34 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

2

Văn phòng công chứng

Công ty Hợp danh

     Đối với văn phòng công chứng thuộc loại hình công ty hợp danh  phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Điều 22 Luật công chứng 2014

3

Văn phòng Thừa phát lại

     - Công ty hợp danh;

     - Doanh nghiệp tư nhân;

     Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Khoản 1 Điều 17 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

4

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

     - Công ty Hợp danh;

     - Doanh nghiệp tư nhân;

     Các loại doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.

Khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2014

5

Kinh doanh dịch vụ kế toán

     - Công ty Hợp danh;

     - Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;

     - Doanh nghiệp tư nhân;

     Theo đó kinh doanh dịch vụ kế toán được tổ chức theo hình thức công ty hợp danh.

Theo khoản 1 Điều 59 Luật Kế toán 2015

6

Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

     - Công ty Hợp danh;

     - Công ty TNHH;

     - Công ty Cổ phần;

     Các loại hình doanh nghiệp trên nói chung và Công ty Hợp danh nói riêng được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 88/2014/NĐ-CP

 

     Các loại hình doanh nghiệp trên nói chung và Công ty Hợp danh nói riêng được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Khoản 1 Điều 9 Nghị định 88/2014/NĐ-CP

3. Thành viên Công ty Hợp danh bị hạn chế về những quyền gì?

     Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

     Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

     Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

4. Hồ sơ cần chuẩn bị trước khi tiến hành thành lập Công ty Hợp danh

     Trước khi tiến hành thành lập Công ty Hợp danh, người đi đăng ký thành lập cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thành lập gồm các loại giấy tờ sau:

     - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

     - Điều lệ công ty.

     - Danh sách thành viên.

     - Bản sao các loại giấy tờ pháp lý:

     Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

     Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

     Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

     Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp (Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư) có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hồ sơ thành lập và tiến hành các bước thành lập Công ty Hợp danh khi hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Xem thêm: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam

5. Thủ tục tiến hành thành lập Công ty hợp danh

     Đối với trường hợp đăng ký trực tiếp

     Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

     Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

     Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản.

      Đối với trường hợp đăng ký qua mạng Internet sử dụng chữ ký số công cộng

     Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

     Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng Internet.

     Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

     Đối với trường hợp đăng ký qua mạng Internet có sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

     Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

     Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng Internet theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

     Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng Internet.

     Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng Internet cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng Internet cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

     Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng Internet đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua Internet tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

     Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng Internet và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

     Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

     Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng Internet. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng Internet mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 74 về Xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo và Điều 75 về Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

6. Những việc cần phải làm sau khi tiến hành thành lập Công ty Hợp danh

     - Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;

     - Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp;

     - Treo biển tại trụ sở công ty;

     - Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định.

     - Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàngvới phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử;

     - Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

     - Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;

     - Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

7. Dịch vụ thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại HPT Consulting

     Quy trình tư vấn thành lập Công ty Hợp danh tại HPT Consulting gồm các công việc như sau:

     - Tư vấn pháp lý miễn phí liên quan đến loại hình doanh nghiệp, phân tích những ưu và khuyết điểm của loại hình doanh nghiệp;

     - Soạn thảo hồ sơ thành lập Công ty Hợp danh;

     - Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

     - Theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả;

     - Tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu dấu Công ty;

     - Tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ sau khi thành lập Công ty như khê khai và nộp thuế môn bài, hỗ trợ mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, khê khai thuế,…

     Trên đây là những nội dung chính các bạn cần nắm trước khi thành lập Công ty Hợp danh. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tư vấn kỹ hơn về các thủ tục pháp lý, HPT Consulting cung cấp dịch vụ thành lập trọn gói để bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc đến trực tiếp theo địa chỉ của Công ty bên dưới để nhận được những tư vấn pháp lý chuyên sâu.

cong ty hop danh la gi, thu tuc thanh lap cong ty hop danh, thủ tục thành lập công ty hợp danh, hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm những gì, nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: