Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai? Các dạng của tranh chấp đất đai

1. Căn cứ pháp lý

- Hiến pháp năm 2013;

- Luật đất đai năm 2013;

- Bộ Luật dân sự năm 2015

- Các văn bản pháp luật về đất đai

2. Tranh chấp đất đai

2.1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là một trong những dạng tranh chấp phức tạp và diễn ra ngày càng phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai chúng ta cần xác định các dạng của tranh chấp.

2.2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai:

Thứ nhất: Đối tượng của tranh chấp đất đai:

Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lí, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

Thứ hai: Chủ thể của tranh chấp đất đai.

 Các chủ thể tranh chấp đất đai chị là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;

Thứ ba: Tranh chấp đất đai ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

3. Các dạng của tranh chấp đất đai

Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:

3.1. tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó.

Các tranh chấp về quyền sử dụng đất thường gặp: Tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất; tranh chấp về tài sản gắn liền với đất trong quan hệ hôn nhân; tranh chấp về thừa kế; tranh chấp về kiện đòi lại đất (đất cho người khác mượn sử dụng mà không trả…).

3.2. Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sự dụng đất là những tranh chấp thường xảy ra khi các bên phát sinh giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dung đất.

Các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất thường gặp: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…

3.3. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất là những tranh chấp liên quan đến quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng đất.

Các tranh chấp về mục đích sử dụng đất thường gặp: là các tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hoả với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp thường phát sinh chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

3.4. Tranh chấp liên quan đến đất

Tranh chấp liên quan đến đất là những loại tranh chấp về thừa kế liên quan đến đất đai và tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn:

- Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn:  Trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Tranh chấp có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại…

- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.

4. Giải quyết tranh chấp đất đai

4.1. Giải quyết tranh chấp theo hướng khởi kiện

Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

- Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Tòa án theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

- Nộp trực tiếp tại Tòa án;

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

Đơn khởi kiện.

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án

- Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và phải nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý kể từ khi nhận được biên lai này.

4.2. Giải quyết tranh chấp theo hướng khiếu nại

Đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết.

Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Trên đây là bài viết tư vấn về các vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được giải đáp.

tranh chấp đất đai, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai ai giải quyết, án phí tranh chấp đất đai ai chịu

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: