tranh chấp

tranh chấp

tranh chấp

Tranh chấp di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế

Hiện nay, do kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, đất đai ngày càng có giá trị nên tình trạng tranh chấp diễn ra khá phổ biến, nhất là tranh chấp di sản thừa kế về đất đai. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những bi kịch của nhiều gia đình. Đã có không ít những vụ án vì mâu thuẫn dành đất đai thừa kế khiến anh em ruột xảy ra mâu thuẫn mà sát hại nhau, để lại hậu quả đau lòng và gây hoang mang cho dư luận xã hội. Ở bài viết này, Tư Vấn HPT sẽ tổng quan một số vấn đề liên qua đến tranh chấp di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế, mời bạn đọc cùng theo dõi.

1. Di sản thừa kế là gì?

Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”

Về di sản thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí pháp luật qua mỗi thời kỳ cũng quy định khác nhau. Cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, với những chính sách đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho đến nay thành phần, khối lượng, giá trị tài sản thuộc sở hữu tư nhân - nguồn của di sản thừa kế cũng ngày một phong phú, nhiều hơn và lớn hơn. Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015

“1. Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

Như vậy thành phần di sản bao gồm các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

2. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết

Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống, có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào ý chí của người khác và chỉ tuân theo pháp luật. Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân hoặc có trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng mà người có tài sản riêng đó không sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Tài sản riêng của vợ và chồng còn được trong trường hợp vợ chồng đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung hoặc yêu cầu Toà án chia khi có lý do chính đáng thì phần tài sản đó được xem là tài sản riêng của mỗi người.

3. Di sản thừa kế là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặc chồng và người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với người khác. Trong trường hợp này, khi một người chết thì tài sản là di sản thừa kế được xác định trong khối tài sản chung đó như sau:

- Đối với sở hữu chung hợp nhất, khi vợ hoặc chồng chết trước, phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định là ½ giá trị trong tổng giá trị tài sản chung hợp nhất của vợ chồng;

- Đối với trường hợp thứ hai, khi còn sống người chết là đồng sở hữu chung theo phần đối với tài sản, khi người này chết thì phần quyền tài sản của người này trong khối tài sản chung là di sản thừa kế.

Ngoài ra, cac quyền tài sản khác của người chết để lại là di sản thừa kế gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp, và quyền tác giả), các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tiền bảo hiểm là di sản thừa kế của người đó.

Như vậy, di sản thừa kế của cá nhân được hiểu là toàn bộ tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015, trong đó có quyền sử dụng đất đai. Di sản thừa kế chỉ bao gồm các thành phần tài sản xác định từ khối tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, không bị hạn chế về phạm vi giá trị . Di sản thừa kế có mối quan hệ hữu cơ với quyền sở hữu tài sản của cá nhân hay nói cách khác quyền sở hữu cá nhân là cơ sở chủ yếu để xác định di sản thừa kế của cá nhân sau khi qua đời.

Theo quy định của pháp luật, những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân gồm thu nhập hợp pháp, nhà ở, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, các trái phiếu, cổ phiếu, các giấy tờ có giá, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp… Những loại tài sản này là di sản thừa kế, được đem chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên nếu nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị di sản của người này để lại thì khi đó sẽ không còn di sản để chia thừa kế. Khi xác định di sản thừa kế, cần thiết phải xác định di sản nào là di sản thừa kế, loại tài sản nào không phải là di sản thừa kế để tránh những tranh chấp do có sự nhầm lẫn bản chất của di sản thừa kế.

Trên đây là bài viết liên về các về đề liên qua đến tranh chấp di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế mà Tư Vấn HPT đã giúp bạn phân tích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp kịp thời.

tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp thừa kế, đơn khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế, thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, án phí tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp thừa kế, phân chia di sản thừa kế, tranh chấp di sản thừa kế là đất đai, tranh giành thừa kế, 

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: