Hội thảo "Thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới”

Hội thảo "Thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới”

Hội thảo "Thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới”

Hội thảo "Thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới”

Sáng ngày 16/06/2023, Cục Quản lý Dược - Bộ Y Tế tổ chức Hội thảo “Thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới” tại thành phố Huế. Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương, đại diện các Bộ, ngành có liên quan, đại diện Sở Y Tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các hiệp hội, phòng thương mại cùng đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trong nước. 

Quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh trong những năm trở lại đây do nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp của người tiêu dùng ngày càng tăng. Theo thống kê của Euromonitor International tốc độ tăng trung bình của thị trường mỹ phẩm đạt 6%/năm, từ 2 tỉ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỉ USD năm 2021 và dự báo đạt 3.5 tỉ USD vào năm 2026. Với nhu cầu xã hội về mỹ phẩm ngày càng cao cùng với tốc độ phát triển của thương mại điện tử, việc hoàn thiện khung pháp lý về quản lý an toàn mỹ phẩm đang trở nên hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm áp dụng đồng thời giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chuyên ngành của cơ quan nhà nước.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Xuân Hằng - Vụ pháp chế Bộ Y Tế đã có báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật về mỹ phẩm qua đó nêu rõ các khó khăn, vướng mắc và đề xuất thay đổi trong thời gian tới. Hiện nay, cơ sở pháp lý để triển khai công tác quản lý mỹ phẩm nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể gồm 04 luật, 10 nghị định, 04 thông tư và 01 Quyết định. Trong số 19 văn bản pháp luật, chỉ có Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y Tế về quy định quản lý mỹ phẩm và Nghị định 93/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm được xác định là văn bản chuyên ngành để quản lý về mỹ phẩm. Tuy nhiên, trải qua hơn 10 năm thi hành, nhiều nội dung trong Thông tư 06/2011/TT-BYT đã không còn phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay, nhiều thủ tục hành chính chưa thật sự cải cách. Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm ra đời khi Luật đầu tư 2014 xác định mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên nghị định chỉ mang tính chất nguyên tắc chung, chưa cụ thể hoá được các tiêu chí hay quy trình đánh giá cụ thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả cơ quan nhà nước khi tiến hành đánh giá đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. Từ thực tiễn triển khai thực thi các quy định về quản lý mỹ phẩm, yêu cầu đặt ra cần phải xây dựng một văn bản pháp lý đủ tầm và có tính tổng thể để đưa ra những chính sách, quy định cho giai đoạn tiếp theo để điều chỉnh, thay thế những quy định không phù hợp với thực tế, đồng thời tạo tiền đề để định hướng sự phát triển của ngành mỹ phẩm trong tương lai.

Hội thảo cũng được Ts. Chu Quốc Thịnh Trưởng phòng Quản lý mỹ phẩm -Cục quản lý Dược trình bày tổng quan về thị trường mỹ phẩm và định hướng chính sách quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới. Đại diện Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương trình báo cáo đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng mỹ phẩm của hệ thống kiểm nghiệm, đề xuất giải pháp. Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẽ thực trạng kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội và đề xuất các giải pháp quản lý đối với kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến qua nền tảng thương mại điện tử. Đại diện hiệp hội tinh dầu hương liệu, mỹ phẩm Việt Nam cũng đã thay mặt cho các doanh nghiệp báo cáo thực tế triển khai thi hành các quy định về mỹ phẩm dưới góc độ doanh nghiệp, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị. 

Trước khi kết thúc hội thảo, các đại biểu đã có những trao đổi, thảo luận để nhận thấy rõ hơn về thực trạng quản lý mỹ phẩm và định hướng quản lý mỹ phẩm trong thời gian tới, đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm tạo tiền đề, định hướng cho ngành mỹ phẩm trong nước phát triển. Trên cơ sở những trao đổi, tham luận tại hội thảo, Bộ Y Tế có những căn cứ, cơ sở để xây dựng dự thảo nghị định quản lý mỹ phẩm và trình Chính phủ trong thời gian tới để sớm hoàn thiện khung pháp lý đối với ngành nghề sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.

Nguồn HTP Consulting.

đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, công bố mỹ phẩm, chứng nhận lưu hành mỹ phẩm, kiểm nghiệm mỹ phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: