Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch

Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch

Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch

Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch

Đan mạch là một nước công nghiệp phát triển, có nền kinh tế hiện đại, với mức sống và dịch vụ chính phủ cao. Mặc dù dân số chỉ có khoảng 5,8 triệu người, nhưng theo số liệu thống kê năm 2019, nền kinh tế Đan Mạch đứng thứ 35/196 thế giới tính theo GDP danh nghĩa và thu nhập bình quân đầu người đạt 60.897 USD, đứng thứ 11 thế giới. Là một nền kinh tế mở, Đan Mạch ủng hộ chính sách thương mại tự do. Xuất nhập khẩu chiếm gần 60% GDP. Môi trường kinh doanh của Đan Mạch được đánh giá là thân thiện, 10 năm liền được Ngân hàng thế giới xếp hàng là nước có môi trường kinh doanh tốt nhất châu Âu và luôn đứng trong 5 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.

Đan mạch không những là quốc gia duy nhất ở Bắc Âu thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam mà còn là một trong những đối tác thương mại tiềm năng của Việt Nam tại thị trường châu Âu bởi đây là khu vực cửa ngõ nối liền phía Bắc với phần còn lại của Châu Âu. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, Đan Mạch đã thực hiện các chính sách tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), trong đó có Đan Mạch khi đi vào thực thi sẽ mang lại tác động tích cựa cho cả hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

 Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường Đan Mạch, trong bài viết này, HPT Consulting tổng hợp các quy định về thị trường Đan Mạch dựa trên cuốn sách Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch được Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển biên soạn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang có ý định xâm nhập vào khu vực thị trường EU nói chung và Đan Mạch nói riêng.

1. Về Chính sách thuế

Thuế nhập khẩu: Đan Mạch trong lịch sử đã duy trì một chính sách không rào cản và thường dẫn đầu trong việc chống lại các hàng rào phi thuế quan. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu và tuân thủ tốt nhát việc thực hiện các chỉ thị về thị trường chung Châu Âu. Thuế nhập khẩu của Đan Mạch áp dụng chung cho các sản phẩm đến từ các nước không thuộc khối EU, EFTA. Khi hàng hóa đã được thông quan tại một cửa khẩu của một nước thành viên EU, hàng hóa có thể tự do di chuyển đến các nước thành viên khác của EU, trong đó có Đa Mạch. Một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước không thuộc EU, EFTA chịu sự điều chỉnh của Chính sách nông nghiệp chung (CAP). Các mặt hàng này bao gồm ngũ cốc, gạo, sữa và các sản phẩm từ sưã, thịt bò và bê, dầu olive, và đường chịu một số loại thuế và phí khác nhau. Các loại thuế ban hành để cân băng giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất ở các nước EU. Khi hàng hóa nhập khẩu vào EU, cần khai báo với Hải quan theo phân loại trong danh mục kết hợp. (comnined Nomenclature – CN). Danh mục kết hợp này được đề cập và xuất bản hàng năm.

Xem thêm: Chính sách thuế và hải quan của EU

Xem thêm: Tra cứu thuế nhập khẩu

Xem thêm: Chính sách nông nghiệp chung (CAP)

Xem thêm: Danh mục kết hợp CN

Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng VAT là 25% được thực hiện từ tháng 01/1992, không phân biệt đó là sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu và áp dụng với hầu hết các dịch vụ và hàng hóa được bán hay thực hiện tại Đan Mạch

Xem thêm: Quy định về VAT

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các hàng hóa như bao bì, nước uống có cồn, socola, trò chơi. Một số loại thuế tiêu thụ đặc biệt còn được gọi là thuế môi trường, thuế năng lượng đánh vào điện và xăng dầu. Quốc hội Đan mạch đã thông qua Đạo luật số 1588 ngày 27 tháng 12 năm 2019 sửa đổi đạo luật thuế thuốc lá và đạo luật về các loại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm thuốc lá và thuốc lá có khói sẽ tăng mỗi năm. Bắt đầu từ ngày 01/04/2020 đối với thuốc lá cigarettes và từ 1/1/2020 đối với thuốc lá có khói (smoking tobacco). Từ ngày 1.1.2020 túi xách và túi dùng 1 lần bắt đầu bị áp thuế mới, cao hơn trước đây nhằm bảo vệ môi trường.

2. Các quy định về nhập khẩu

Thủ tục hải quan: Khi hàng hóa đến cửa khẩu đầu tiên của EU, hàng hóa sẽ được đưa vào kho tạm giữ, có sự giám sát của Hải quan (không quá 90 ngày) để nhà nhập khẩu làm thủ tục Hải quan. Hàng hóa được thông quan phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu về nhập khẩu và nộp thuế đầy đủ. Theo quy định của EU, khu làm các thủ tục hải quan, người nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các chứng từ theo quy định của hàng hóa. Những chứng từ cơ bản bao gồm:

Hóa đơn thương mại: cần ghi rõ chính xác các thông tin của người nhập khẩu, người xuất khẩu, ngày xuất hóa đơn, số hóa đơn, miêu tả hàng hóa, đơn vị đo lường, số lượng, đơn giá, tổng giá, điều khoản thanh toán, điều khoản giao hàng, phương tiện vận chuyển;

Tờ khai hải quan: áp dụng với các lô hàng có giá trị hơn 20.000 euro. Tờ khai hải quan theo mẫu và phải đi kèm văn bản hành chính đơn SAD;

Chứng từ vận chuyển;

Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa trong trường hợp thông tin về phí bảo hiểm không được thể hiện trong hóa đơn thương mại.

Phiếu đóng gói;

Giấy chứng nhận xuất xứ: đối với một số mặt hàng cần chứng nhận xuất xứ. Hàng hóa được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) phải có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A và mẫu theo hiệu định EVFTA;

- Giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nhất định như nông sản, sắt, thép, nhôm, vũ khí, hóa chất, dược…;

Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

Chứng từ nhập khẩu: đối với hàng phi nông sản;

Xem thêm: Quy định về chứng từ nhập khẩu

Cấm và hạn chế nhập khẩu:

Dưới đây là một số mặt hàng cấm và hạn chế nhập khẩu vào Đan Mạch. Đối với các mặt hàng này, cần phải có giấy phép nhập khẩu được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền;

- Một số loại hóc môn bê của Mỹ;

- Tất cả các sợ amilang;

- Tất cả các sản phẩm có chứa chất diệt khuẩn DMF;

- Cá ngừ đỏ vùng Đại Tây Dương có nguồn gốc từ Belize, Panama, Honduras;

- Tẩy cao su có hình dáng như thực phẩm và có thể ăn được;

- Đồ chơi và trò chơi chứa sunfat đồng;

- Xác người, các cơ quan và bộ phận cơ thể người, phôi người và động vật, hài cốt người hoặc đã thiêu hoặc chưa được mai táng;

- Động vật có nguy cơ tuyệt chủng theo công ước Cities

- Vũ khí và đạn dược

- Chất thải nguy hiểm như kim tiêm, hoặc ống tiêm đã qua sử dụng hoặc chất thải y tế khác;

- Hàng hóa nguy hiểm ngoại trừ được phép của cơ quan quản lý hàng hóa nguy hiểm.

Giấy phép nhập khẩu: Đối với các mặt hàng trong diện hạn chế nhập khẩu, trước khi nhập khẩu, cần phải xin phép của các cơ quan chức năng và chịu sự kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu vào Đan Mạch. Bộ Công nghiệp, kinh doanh và các vấn đề tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu cho mặt hàng thép và dệt may. Bộ môi trường và thực phẩm là cơ quan có thẩm quyền đối với hàng hóa nông sản, thực phẩm, thủy sản không có nguồn gốc từ động vật, các sản phẩm liên quan theo Cities, phân bón, hóa chất, chất thải.

Xem thêm: Ministry of Industry, Business and Financial Affairs (Bộ Công nghiệp, kinh doanh và các vấn đề tài chính)

Xem thêm: Ministry of Enviroment and Food (Bộ môi trường và thực phẩm)

3. Quy định về bao gói và nhãn mác

Bao gói và nhãn mác:

Các yêu cầu về bao gói, nhãn mác đối với các sản phẩm bán trên thị trường Đan Mchj dựa trên các quy định chung của Châu Âu, và quy định của Đan Mạch nhằm bảo vệ môi trường cũng như ngăn chặn mọi rủi ro đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Hàng hóa khác nhau sẽ có quy định về bao gói và nhãn mác khác nhau và còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó là hàng tiêu dùng hay sản phẩm công nghiệp. Các danh mục sản phẩm cần phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu ghi nhãn của EU nhằm đảm bảo người tiêu dùng có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn bao gồm:

- Thủy sản;

- Thực phẩm;

- Giày dép;

- Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;

- Các sản phẩm thịt;

- Các sản phẩm dệt;

- Săm lốp;

- Rượu vang;

Ngoài việc tuân thủ các quy định chung của EU, các sản phẩm tiêu dùng phải có nhãn bằng tiếng Đan Mạch hoặc một ngôn ngữ gần giống với tiếng Đan Mạch như Na Uy, Thụy Điển. Một số sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ. Phần lớn các loại thực phẩm đều nằm trong hệ thống quy định chung về nhãn mác thực phẩm. Đan Mạch cũng có các quy định đặc biệt áp dụng cho một số loại thực phẩm cụ thể như các sản phẩm cá, socola, mứt cam. Nhãn mác chất phụ gia nằm riêng trong quy định về chất phụ gia. Điểm lưu ý là nhà xuất khẩu không được chỉ ghi nhãn theo tiêu chuẩn của nước mình mà phải dán nhãn theo tiêu chuẩn của Đan Mạch và dính bên cạnh hoặc đè lên để che đi phần trên nhãn mác ở nơi xuất khẩu không theo quy định của Đan Mạch

Xem thêm: Quy định của EU về bao gói, nhãn mác

Xem thêm: Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì

4. Quy định về kiểm dich

Quy định về kiểm dịch động vật:

Là thành viên của EU, Đan Mạch cũng có những tuân thủ các quy định về kiểm dịch động vật của EU. Rất ít động vật được nhập khẩu vào Đan Mạch. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nhập khẩu từ các nước ngoài EU phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt tại cảng hoặc sân bay nhập cảnh vào EU. Các lô hàng nhập khẩu từ các nước trong EU vào Đan Mạch cũng phải chịu sự kiểm tra ngẫu nhiên không phân biệt đối xử.

Quy định về kiểm dịch thực vật:

Thực vật và các sản phẩm thực vật (bao gồm cả trái cây, rau quả và các sản phẩm gỗ) muốn nhập khẩu vào Đan Mạch phải đảm bảo các quy định của EU về kiểm dịch thực vật. EU đã đặt ra các yêu cầu kiểm dịch thực vật để ngăn chặn các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật của EU. Các yêu cầu chung như sau:

-Hàng hóa phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

- Hàng hóa phải được làm các thủ tục hải quan và kiểm dịch tại cửa khẩu đến đầu tiên của EU;

- Hàng hóa phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký chính thức tại một nước thành viên EU

- Hàng hóa phải được thông quan trước cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu đến đầu tiên của EU

4. Quy định về tiêu chuẩn sản phẩm.

An toàn sản phẩm

Nhà sản xuất và phân phối sản phẩm cho thị trường EU, trong đó có Đan Mạch phải đảm bảo:

-Cung cấp sản phẩm tuân thủ các yêu cầu của thị trường chung;

- Thông báo người tiêu dùng những rủi ro mà sản phẩm có thể gây ra và bất kỳ biện pháp phòng ngừa cần thực hiện;

- Thông báo cho cơ quan quốc gia có liên quan nếu phát hiện ra một sản phẩm nguy hiểm và hợp tác với các cơ quan chức năng để bảo vệ người tiêu dùng.

Các quốc gia EU thực hiện giám sát thị trường và thực thi các quy tắc an toàn sản phẩm. EU có cơ chế cảnh báo nhanh RAPEX nhằm giúp trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các nước EU và Ủy ban châu Âu về các sản phẩm nguy hiểm. Ngoài các quy tắc an toàn sản phẩm chung, EU còn có quy tắc cụ thể áp dụng cho một số loại sản phẩm nhất định như hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, máy móc, thiết bị và một số sản phẩm khác của EU

Xem thêm:

Các quy tắc chung của EU về an toàn sản phẩm

Các quy định đối với tiêu chuẩn sản phẩm hóa chất của EU

Các quy định đối với tiêu chuẩn dược phẩm và mỹ phẩm của EU

Các quy định đối với tiêu chuẩn máy móc, thiết bị và một số sản phẩm khác của EU

Tiêu chuẩn kỹ thuật

EU khuyến khích các nước thành viên áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa. Các tiêu chuẩn hài hòa được soạn thảo bởi ba cơ quan tiêu chuẩn hóa độc lập gồm Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu, Ủy ban tiêu chuẩn điện tử châu Âu và Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu. Tại Đan Mạch hiện có hơn 27.000 tiêu chuẩn được áp dụng, trong đó 98% là các tiêu chuẩn quốc tế và 2% tiêu chuẩn của Đan Mạch. Tại Đan Mạch, các sản phẩm được kiểm tra và chứng nhận ở nước ngoài có thể vẫn bị kiểm tra và chứng nhận lại theo quy định của EU vì EU có các quy định khác đối với bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng cũng như môi trường.

Dán nhãn CE

Một số sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường Đan Mạch phải được dán nhãn CE (CE Marking). Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân thủ theo pháp luật của EU và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE. Ngoài ra, chứng nhận CE cũng được xem là hộ chiếu thương mại để sản phẩm vào thị trường EU. Nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn các quy định của EU được tổ chức chứng nhận được nhà nước cho phép cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chung của EU. Khi đó nhà sản xuất có thể dán nhãn CE cho sản phẩm của mình và công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn EU. Với sản phẩm đã dán nhãn CE cho sản phẩm của mình và công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn EU, sản phẩm có thể tự do lưu thông trong phạm vi EU. Những quy định sản phẩm mang nhãn CE nhằm  làm cho các nhà sản xuất lựa chọn, quyết định những vấn đề về an toàn/ sức khỏe, lựa chọn mô hình đánh giá quy trình sản xuất nào thích hợp nhất. Hiện tại theo các chỉ thị mới, gồm 25 nhóm sản phẩm phải dán nhãn CE trước khi lưu thông trên thị trường

Xem thêm: Các nhóm sản phẩm phải dán nhãn CE trước khi lưu thông trên thị trường

Ngoài ra việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số quy định chung như sau:

-Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỉ lệ vẫn phải được giữ nguyên.

-Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;

- Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Xem thêm:

Các quy định của EU về nhãn CE

Đánh giá hợp chuẩn

Để quản lý hàng hóa được lưu thông trên thị trường, EU đã ban hành các quy định chung bắt buộc về an toàn, sức khỏe và môi trường cho từng nhóm sản phẩm như máy móc, đồ chơi, vật liệu xây dựng, bộ phận điện tử, thiết bị bảo hộ các nhân, …. Các quy định này được công bố công khai và quy trình đánh giá sự phù hợp bao gồm giai đoạn thiết kế sản phẩm, giai đoạn sản xuất, theo nhiều cách khác nhau gồm kiểm soát nội bộ sản xuất, đảm bảo chất lượng đầy đủ…

5. Quyền sở hữu trí tuệ:

Hình thức bảo vệ sở hữu trí tuệ quan trọng nhất tại Đan Mạch là bằng sáng chế, mô hình tiện ích, bản quyền, thiết kế và thương hiệu. Bí mật thương mại cũng được bảo vệ, nhưng nói chung không được xem là một hình thức sử hữu trí tuệ theo pháp luật Đan Mạch

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là một hiệp định toàn diện và đầy tham vọng, chứa đựng tất cả các vấn đề thiết yếu của thương mại. Hiệp định sẽ giúp phát triển hơn nữa các cơ hội hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam- EU nói chung và Việt Nam – Đan Mạch nói riêng.

Nguồn tổng hợp

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: