Đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Công ty luật là nơi hoạt động cung cấp dịch vụ pháp luật nhằm cung cấp các giải pháp, thực hiện các thủ tục pháp lý để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến các nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay với nền kinh tế hội nhập thì nhu cầu dịch vụ pháp lý cũng ngày được nâng cao, đặc biệt liên quan đến pháp lý doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ pháp lý tại Việt Nam chủ yếu thực hiện trong hoạt động tư vấn. Vậy đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài đối với các nhà đầu tư nước ngoài có thực sự khó khăn?

1. Điều kiện đầu tư thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Biểu cam kết WTO đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý CPC 861 không bao gồm các hoạt động sau:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam;

- Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.

Và điều kiện mà biểu cam kết đưa ra cho các nhà đầu tư nước ngoài đó là:

Tổ chức luật sư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

+ Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài;

+ Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;

+ Công ty luật nước ngoài;

+ Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.

Yêu cầu luật sư hành nghề tại Việt Nam cụ thể là:

- Về phẩm chất đạo đức và tư cách công dân Việt Nam:

+ Công dân Việt Nam trung thành cới Tổ quốc

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

+ Có phẩm chất đạo đức tốt

+ Có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư

- Về quá trình đào tạo:

+ Có bằng cử nhân luật (đạo tạo hệ đại học chuyên ngành luật)

+ Đã được đào tạo nghề luật sư (Đào tạo tại Học viên tư pháp)

+ Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư

Cá nhân đáp ứng được các điều kiện trên sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận hành nghề luật sư.

Đối với Luật sư nước ngoài, theo Điều 74 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:

+ Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

+ Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

+ Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

+ Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

Nhìn chung, yêu cầu về hoạt động dịch vụ pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài khá cao, nhưng nó phù hợp với điều kiện, tính chất nghề nghiệp cũng như quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế.

Xem thêm: Thành lập công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm: Chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt nam

2. Trình tự thủ tục thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1:  Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);

Bước 2: Xin cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài

Hồ sơ xin cấp Giấp phép thành lập công ty luật nước ngoài bao gồm:

+ Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh

+ Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Thẻ luật sư

+ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh

+ Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh

+ Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài (tùy vào từng loại hình công ty mà sẽ có mẫu đơn khác nhau)

Sau khi được cấp Phép thành lập thì nhà đầu tư tiến hành thành lập công ty luật nước ngoài theo trình, tự thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.

Đầu tư dịch vụ pháp lý không phải là đối tượng ngành, nghề được hưởng ưu đãi đầu. Nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi đầu tư nếu thuộc các trường hợp ưu đãi khác tại Điều 15 Luật Đầu tư 2020. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng được các điều kiện đầu tư dịch vụ pháp lý và điều kiện hành nghề luật sư tại Việt Nam.

thanh lap du an dau tu, thành lập dự án đầu tư, lập dự án đầu tư tại Việt Nam, lap du an dau tu tai viet nam, tư vấn đầu tư tại Việt Nam, tu van dau tu tai viet nam, thanh lap cong ty luat co von nuoc ngoai nhu the nao, mo cong ty luat o viet nam

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: