Nhà đất đã tặng cho có lấy lại được không?

Nhà đất đã tặng cho có lấy lại được không?

Nhà đất đã tặng cho có lấy lại được không?

Nhà đất đã tặng cho có lấy lại được không?

Hiện nay, nhiều người sử dụng hình thức tặng cho nhà đất để tặng cho người thân, cho vợ hoặc chồng hay con cái, anh, chị, em của mình. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó họ lại muốn lấy lại phần nhà đất đã tặng cho, vậy họ có quyền đòi lại không?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật đất đai 2013

- Luật nhà ở 2014

- Bộ luật dân sự 2015

 1. Hợp đồng tặng cho là gì ?

Căn cứ vào Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015 thì khái niệm của hợp đồng tặng cho là: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

2. Việc tặng cho nhà đất phải được công chứng, chứng thực

Việc tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần phải lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực, phải đăng ký quyền sở hữu (căn cứ tại Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015). Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền tặng cho quyền sử dụng đất thì việc tặng cho đất, nhà phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Ngoài ra đây cũng là quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014:  

 “Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”

Xem thêm: dịch vụ tư vấn luật đất đai, luật nhà ở

Xem thêm: Thủ tục đăng kí bổ sung tài sản gắn với đất vào sổ đỏ

Xem thêm: Chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất thổ cư

3. Các trường hợp người tặng cho lấy lại được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Vậy người tặng cho lấy lại được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đã tặng cho trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Được đòi lại trong trường hợp việc hợp đồng tặng cho vô hiệu

Đây là trường hợp hợp đồng tặng cho bị vô hiệu khi vi phạm Điều 117 và Điều 122 Bộ Luật Dân sự 2015 về:

- Hình thức: Hợp đồng tặng cho bất động sản không được lập thành văn bản và công chứng, chứng thực thì vô hiệu

- Chủ thể tham gia hợp đồng: không có năng lực hành vi dân sự phù hợp, không tự nguyện, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép…

Khi đó người tặng cho có quyền khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng tặng cho vô hiệu, lúc đó các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại cho nhau những gì đã nhận được theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015. Trong trường hợp này căn cứ tại điểm c Khoản 1 Điều 39, điểm a Khoản 1 Điều 35 và Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người tặng cho nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có bất động sản.

Trường hợp 2: Được đòi lại trong trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện

Nếu như các bên có thỏa thuận trước về điều kiện tặng cho và được ghi trong hợp đồng mà người nhận tặng cho không thực hiện theo thỏa thuận, người tặng cho mới được đòi lại tài sản.Việc cho tặng đất có đòi lại được không sẽ còn tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng liệu có bất kỳ điều kiện, nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho nào hay không. Điều kiện tặng cho không được vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Căn cứ vào Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tặng cho có điều kiện như sau:

 “  Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Theo đó, trong trường hợp bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ sau khi nhận được tặng cho, mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và kèm theo việc yêu cầu bổi thường. Lưu ý là điều kiện tặng cho phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, chỉ trong trường hợp các bên có thỏa thuận trước về điều kiện tặng cho và được ghi trong hợp đồng thì khi người nhận tặng cho không thực hiện theo thỏa thuận, người tặng cho mới được đòi lại tài sản.

Tóm lại, nếu hợp đồng tặng cho không bị vô hiệu, không phải hợp đồng tặng cho có điều kiện và bên nhận tặng cho không thực hiện điều kiện mà hợp đồng tặng cho đã hoàn tất, đã làm thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền thì nhà, đất đã thuộc về người được tặng cho, người tặng cho không thể đòi lại được.

tang cho nha dat, tặng cho nhà đất, thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng tặng cho nhà đất, tang cho nha dat co lay lai duoc khong, tặng cho nhà đất có lấy lại được không

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: