Những điều cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết trước khi thành lập doanh nghiệp

Với nền kinh tế thị trường, việc thành lập Công ty không phải là điều xa lạ và mới mẻ. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt hết các điểm cần lưu ý trước khi thành lập Công ty. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, HPT Consulting gửi đến các bạn những điều cần biết trước khi thành lập Công ty để các bạn có cái nhìn tổng quan về những điểm mình cần lưu ý trước khi đặt chân setup dự án của mình.

1. Xác định thành viên góp vốn/ cổ đông

Đầu tiên, bạn phải xác định được mình kinh doanh một mình hay là góp vốn (hùn vốn) với người khác, và mình sẽ góp vốn chung với một, hai hay với nhiều người khác. Vì số lượng người góp vốn có ảnh hưởng đến loại hình Doanh nghiệp bạn cần đăng ký.

Ví dụ: Nếu chỉ có một mình bạn góp vốn, bạn có thể lựa chọn mô hình Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH Một thành viên. Trong trường hợp bạn có từ hai người trở lên cùng góp vốn thì có thể lựa chọn mô hình Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, hoặc Công ty hợp danh.

2. Xác định loại hình doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam tương đối đa dạng. Tuy nhiên có 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà hầu hết các bạn đều quan tâm tìm hiểu là: Công ty TNHH (Bao gồm Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp nhà nước.

3. Xác định tên doanh nghiệp. 

Tên doanh nghiệp là bước đầu tiên để định hình thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai. Việc lựa chọn tên doanh nghiệp hay, ý nghĩa và đúng luật sẽ luôn mất một khoản thời gian đối với bạn. HPT khuyên bạn nên đặt tên Công ty ngắn gọn, ưu tiên tên Công ty gắn với việc bạn đang kinh doanh hoặc nhận diện sản phẩm, dịch vụ mà bạn định phát triển trong tương lai. Việc đặt tên nên có tính bao quát, liên quan đến ngành nghề kinh doanh hiện tại và tương lai của Công ty.

Ví dụ: Công ty HPT hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nên thành lập ưu tiên là Công ty TNHH Tư vấn HPT hoặc Công ty TNHH HPT Consulting.

4. Xác định địa chỉ trụ sở chính:

Theo quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp 2014  thì "Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)". Do đó, khi xác định địa chỉ trụ sở chính của Công ty, các bạn nên quan tâm đến vấn đề về lâu dài và khả năng liên lạc. Một địa chỉ không cụ thể, rõ ràng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp để triển khai các hoạt động kinh doanh của mình.

Lưu ý: Kể từ năm 2017 các căn hộ chung cư không được sử dụng để làm trụ sở chính của Công ty.

5. Ngành nghề kinh doanh:

Theo quy định tại điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Tuy nhiên khi đăng ký bạn cũng nên xác định một số ngành nghề kinh doanh chính của Công ty và tra cứu mã nhóm ngành cụ thể, chính xác để làm căn cứ cho việc xuất hóa đơn sau này. Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, liên quan đến vốn pháp định và một số ngành nghề không được phép sản xuất trong khu dân cư, khu đô thị các bạn cũng nên nắm rõ để đăng ký cho phù hợp theo chính sách của từng địa phương và từng ngành nghề

6. Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là tổng giá trị/ tiền mà chủ sở hữu, các thành viên/ cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể vốn điều lệ phải bao nhiêu, do đó các bạn có thể tự đăng ký vốn của Công ty mình và không cần phải chứng minh.Tuy nhiên việc xác định vốn điều lệ ảnh hưởng đến việc nộp thuế môn bài sau này của Doanh nghiệp và khả năng chịu trách nhiệm đối với một số loại hình doanh nghiệp, do đó HPT khuyên các bạn giai đoạn đầu nên đăng ký vốn điều lệ thấp để đảm bảo rủi ro cho Doanh nghiệp.

7. Xác định người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp có thể là Chủ sở hữu, cổ đông góp vốn, thành viên công ty TNHH hoặc có thể thuê ngoài. Tuy nhiên việc thuê ngoài cũng bắt buộc tuân thủ theo quy định tại Điều 13 và 14 Luật doanh nghiệp 2014.

Trên đây là những điểm cần chú ý trước khi bạn quyết định thành lập Công ty. HPT Consulting kính chúc các bạn may mắn trên con đường khởi nghiệp của mình.

Thành lập công ty tại đà nẵng, điều kiện thành lập công ty, thành lập công ty cần những gì, kinh nghiệm thành lập công ty, thành lập công ty TNHH một thành viên, thành lập công ty tnhh, thủ tục thành lập công ty, đăng ký thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: