Quy định về tài sản gắn liền với đất

Quy định về tài sản gắn liền với đất

Quy định về tài sản gắn liền với đất

Quy định về tài sản gắn liền với đất

1. Tài sản gắn liền với đất là gì và bao gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho biết: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Tại Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 cũng cho biết thêm: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Từ hai khái niệm trên cho thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, khái niệm “tài sản gắn liền với đất” không được định nghĩa rõ ràng nên có nhiều cách hiểu khác nhau.

Nhiều cơ quan, trong đó có ngành Tòa án, Viện kiểm sát lúng túng, thiếu những hướng dẫn về thế nào là “tài sản gắn liền với đất”, khiến cho ngành này khó khăn khi giải quyết những tranh chấp có liên quan.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất vào Sổ đỏ

Ví dụ thứ nhất: Có quan điểm cho rằng, người dân hoàn toàn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc tranh chấp mồ mả, bởi có thể coi mồ mả là một dạng tài sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên, có nhiều người e ngại rằng, nếu coi mồ mả là tài sản thì cũng có vấn đề.

Ví dụ thứ hai: Nhiều ý kiến còn nêu rằng không biết việc tranh chấp chỉ riêng cái nhà vệ sinh có phải là tranh chấp về tài sản gắn liền trên đất hay không. Bởi thông thường nó là một bộ phận không thể thiếu, tách rời ngôi nhà. Nếu chỉ xử lý riêng về nó thì phá vỡ cấu trúc nhà, gây khó thi hành án. Do vậy, chỉ có thể coi nhà vệ sinh là tài sản gắn liền với đất nếu nó gắn với cái nhà chứ không thể tách riêng.

Ngành Tòa án, Viện kiểm sát nhìn nhận, khái niệm “tài sản gắn liền với đất” đã không được Luật Đất đai (năm 1987, năm 1993, năm 2003) hoặc các văn bản giải thích luật này hướng dẫn cụ thể. Văn bản pháp lý duy nhất đề cập đến khái niệm này chỉ là Thông tư liên ngành số 04/TTLN của ngành Tòa án, Viện kiểm sát, Tổng cục Quản lý ruộng đất (Thông tư liên tịch số 04). Tuy nhiên Thông tư này lại ra đời vào tháng 05 năm 1990, nghĩa là cách đây vài chục năm.

Dù hướng dẫn có đã khá lâu nhưng trong khi chờ có hướng dẫn cụ thể thì tạm thời ngành Tòa án, Viện kiểm sát trước ngày 01/07/2014 vẫn vận dụng Thông tư liên tịch số 04 trên để xử lý. Theo Thông tư này, thì tài sản gắn liền với đất có thể là nhà bếp, nhà vệ sinh, giếng nước, tường xây làm hàng rào, nhà kho, cây lấy gỗ, cây ăn quả…

2. Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?

Khi đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ) thì người dân có thể đề nghị chỉ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021, tài sản gắn liền với đất bao gồm:

– Nhà ở:

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 thì Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Hiện nay nhà ở bao gồm các loại sau:

+Nhà ở riêng lẻ: Là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

+ Nhà chung cư: Là nhà có từ hai (02) tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

+ Nhà ở thương mại: Là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

+ Nhà ở công vụ: Là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

+ Nhà ở để phục vụ tái định cư: Là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở.

+ Nhà ở xã hội: Là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

– Công trình xây dựng khác:

Theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 cho biết:

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Công trình khác quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định 121/2013/NĐ-CP là những công trình không phải là nhà ở riêng lẻ;; không phải công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Các công trình khác có thể là hàng rào, nhà bếp,… hay các công trình xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, nhà nghỉ thuộc vốn của tư nhân,… mà không phải là nhà ở riêng lẻ; không phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình; không phải phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định trên.

– Rừng sản xuất là rừng trồng:

Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ  rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các đối tượng sau:

+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.

+ Rừng sản xuất là rừng trồng: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.

– Cây lâu năm:

Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm

Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:

+ Cây công nghiệp lâu năm: Là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.

+ Cây ăn quả lâu năm: Là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài

+ Cây dược liệu lâu năm: Là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm làm dược liệu như cây hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm.

+ Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm: Là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng

Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:

+ Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:

+ Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Trong đó: Cây thân gỗ là loại cây thân hóa gỗ, có kích thước khác nhau tùy loài.Cây thân bụi là loại cây thân có thể hóa gỗ, thân chính không có hoặc kém phát triển, cành nhánh phát triển từ gốc của thân chính.Cây thân leo là loại cây không mọc thẳng đứng được, phải dựa vào cây khác hay vật thể làm giá đỡ hoặc nhờ các cơ quan như rễ phụ, cành, tua cuốn, lá để bám leo lên.

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: