Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Đối với một doanh nghiệp, một kiểu dáng công nghiệp đẹp, một mẫu mã tốt, đặc biệt sẽ phần nào quyết định hàng hóa của họ có được lưu thông thuận lợi trên thị trường hay không. Do đó việc đầu tư nghiên cứu, thiết kế công phu cho các kiểu dáng công nghiệp cũng như hoạch định một chiến lược bảo hộ và lộ trình phát triển là nhu cầu cần thiết và ngày càng được quan tâm ở Việt Nam.

Mục lục:

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì

2. Lợi ích việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

3. Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp

4. Các loại kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam

5. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

6. Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp

7. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

8. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

9. Hồ sơ chuẩn bị

10. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại HPT Consulting

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.                             

2. Lợi ích việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bằng cách đăng ký ở cơ quan đăng ký quốc gia, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp do mình sáng tạo nhằm ngăn chặn người khác sao chép và nhái lại, đồng thời là cơ chế xác lập quyền giúp chủ sở hữu có căn cứ yêu cầu cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm chống lai các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp còn khuyến khích sự cạnh tranh công bằng và hoạt động thương mại trung thực. Đây cũng là cách để nâng cao và khẳng định vị thế thương hiệu của bạn.

3. Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới (tính mới so với thế giới) và tính mới so với chính nó. Do vậy, nếu quý khách đã công bố công khai kiểu dáng công nghiệp ra thị trường sau đó mới tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì sẽ bị từ chối do mất tính mới bởi chính nó. Đồng thời kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp, có nghĩa kiểu dáng công nghiệp có khả năng sản xuất công nghiệp, hàng loạt.

4. Các loại kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam.

- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét hoặc kết hợp các yếu tố này

- Kiểu dáng công nghiệp là nhãn hàng hóa, bộ nhãn hàng hóa của sản phẩm bao gồm các yếu tố hình khối, đường nét được thể hiện hoặc kết hợp trên nhãn của sản phẩm.

 

Các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

5. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

- 02 tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03 – KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

- 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

- 04 bộ ảnh chụp/ bản vẻ kiểu dáng công nghiệp

- Chứng từ nộp phí, lệ phí

- Giấy ủy quyền

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có)

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trường hợp thụ hưởng từ người khác

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)

6. Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

7. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Tại Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ 5 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa 02 lần. Sau đó kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng mà không cần sự đồng ý từ chủ sở hữu.

8. Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Lệ phí nộp đơn: 150.000

Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/ 1 phân loại

Phí thẩm định đơn: 700.000/ 1 đối tượng

Phí công bố đơn: 120.000

Phí công bố từ hình thức thứ 2 trở đi: 60.000/ 01 hình

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000

9. Hồ sơ cần chuẩn bị.

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đăng ký cho công ty)

- Bản sao công chứng CMND/ Thẻ căn cước (Đăng ký cho cá nhân)

- Mẫu sản phẩm cần đăng ký hoặc bản vẽ của sản phẩm cần đăng ký

- Bản mô tả sản phẩm cần bảo hộ

- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, nếu kiểu dáng đăng ký có chứa nhãn hiệu hàng hóa.

10. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dạng công nghiệp tại HPT Consulting.

- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;

- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp và tra cứu có phí chuyên sâu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

- Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp và đại diện hoàn thiện hồ sơ đăng ký cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện

- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ và bàn giao giấy chứng nhận.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, các dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền tác giả…luôn là thế mạnh của HPT Consulting. Để biết thêm thông tin liên quan đến dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ theo hotline bên dưới hoặc gửi thông tin phản hồi để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Kiểu dáng công nghiệp là gì, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sở hữu trí tuệ, bảo hộ kiểu dáng, ví dụ về kiểu dáng công nghiệp, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: