Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động hết hạn hợp đồng có được tiếp tục ký hợp đồng lao động

Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động hết hạn hợp đồng có được tiếp tục ký hợp đồng lao động

Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động hết hạn hợp đồng có được tiếp tục ký hợp đồng lao động

Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động hết hạn hợp đồng có được tiếp tục ký hợp đồng lao động tiếp?

Hợp đồng lao động hết thời hạn là việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động người lao động cũng như người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Vậy trường hợp hợp đồng lao động hết hạn vào thời gian người lao động nghỉ thai sản thì phải giải quyết như thế nào và các vấn đề pháp lý khác có liên quan?

CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Bộ luật lao động 2019

- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Hướng dẫn bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017: Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Có phải ký tiếp HĐLĐ đối với lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn?

1. Có bắt buộc phải ký tiếp hợp đồng lao động đối lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn hợp đồng?

Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ là chính sách nhân văn, vì quyền lợi của lao động nữ trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, tại Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được sử dụng NLĐ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp: mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý, và cũng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản…..

Cụ thể, theo quy định tại khoản 3, Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định:

 “3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

 trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới ”

Xem thêm: Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hợp đồng thử việc

Xem thêm: Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định trên thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi…

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng nếu hợp đồng lao động hết hạn thì lại hoàn toàn khác. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019: “Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này”

Như vậy, nếu trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì hợp đồng này sẽ chấm dứt, trừ trường hợp lao động nữ đó đang là thành thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ được quy định tại khoản 4, Điều 177 Bộ luật lao động  2019. Như vậy pháp luật lao động chỉ cấm người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm chứt hợp đồng lao động, chứ không có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải tiếp tục ký HĐLĐ với người đang nghỉ thai sản khi hết hạn hợp đồng.

Dù vậy thì pháp luật về lao động cũng đã ưu tiên cho lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, cụ thể tại khoản 3, Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới”

Theo đó, lao động nữ đang nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới. Nhưng có ký hợp đồng mới hay không thì vẫn phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Vì vậy người sử dụng lao động và người lao động cần thoả thuận lại với nhau về việc ký tiếp hợp đồng lao động

Nếu không ký hợp đồng mới khi đến hạn, người sử dụng lao động phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động (theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019): “ Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.”

Và khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán những tiền liên quan đến lợi ích của người lao động như tiền lương, trợ cấp thôi việc,… Đồng thời phải thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại các giấy tờ cho người lao động căn cứ vào Điều 48 Bộ luật lao động 2019:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

2.  Quyền lợi về BHXH khi nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng?

Theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng:

 

 “1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Trong thời gian này mà hợp đồng lao động hết hạn, việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, nếu hết hạn hợp đồng trong thời gian đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động vẫn được tính hưởng bảo hiểm xã hội từ khi nghỉ thai sản đến khi hợp đồng lao động hết hạn. Còn thời gian hưởng thai sản sau khi hết hạn hợp đồng sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

 Cùng với đó, khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định:

 “ 6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Như vậy, ngoài việc được tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến cho đến khi hết hạn hợp đồng. Còn sau khi hết thời hạn hợp đồng mà không ký hợp đồng mới, người lao động chỉ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm lao động.

nghỉ thai sản có được tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động không, nghỉ thai sản có được gia hạn hợp đồng lao động

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: