Không trả lại tài sản nhặt được có vi phạm pháp luật không

Không trả lại tài sản nhặt được có vi phạm pháp luật không

Không trả lại tài sản nhặt được có vi phạm pháp luật không

Không trả lại tài sản nhặt được có vi phạm pháp luật không?

Xin chào Luật sư, Tôi có một việc kính nhờ Luật sư như sau.

Trên đường đi làm về tôi có đánh rơi ví, trong ví có một số giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe ô tô, xe máy, thẻ ATM và tiền mặt là 1.500.000 đồng. Sau một vài ngày chờ đợi tôi biết được thông tin về người nhặt được, tôi đã liên lạc và nhờ người người đó trả lại giấy tờ cho tôi, tuy nhiên người nhặt được có nhắn tin và yêu cầu tôi chuẩn bị một số tiền để chuộc ví. Tôi đã đồng ý với người đó.

Vậy xin hỏi Luật sư việc người nhặt được ví yêu cầu tôi đưa tiền chuộc giấy tờ tùy thân thì có vi phạm pháp luật không?

Trân trọng cảm ơn!

 

 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến HPT Consulting, trường hợp của bạn HPT xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ Luật dân sự năm 2015;

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội, phòng, chống, tệ nạn xã hội, phòng và chữa chát, phòng, chống bạo lực gia đình do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013.

2. Luật sư tư vấn

Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu được quy định tại Điều 228 Bộ Luật Dân sự như sau:

1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Do đo, khi nhặt được tài sản của người khác, dù biết hay không biết thông tin, địa chỉ của họ, dù tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị lớn hay nhỏ thì việc chiếm giữ, chiếm đoạt tài sản cũng được coi là hành vi, vi phạm pháp luật.

Xử lý vi phạm đối với hành vi, chiếm giữ, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Theo quy định tại Nghị định 16/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội, phòng, chống, tệ nạn xã hội, phòng và chữa chát, phòng, chống bạo lực gia đình ngày 12/11/2013 thì: 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Trộm cắp tài sản;

b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng của người khác;

b. Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c. Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tài tiền, tài sản;

d. Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ. Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e. Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

 

Như vậy, đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và hành vi yêu cầu tiền chuộc, tức dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, người nhặt ví của bạn có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo điểm c khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐCP

 

Trên đây là tư vấn của HPT Consulting về trường hợp của bạn. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện bộ phận pháp lý của chúng tôi để được giải đáp.



 

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: