Người nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam

Người nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam

Người nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam

Người nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi là người gốc Việt Nam nhưng có quốc tịch Hàn Quốc. Hiện nay, tôi đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Nay tôi muốn nhận con của chị gái tôi làm con nuôi. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có được nhận cháu gái mình làm con nuôi không? Điều kiện để xin thủ tục nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam như thế nào? 

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã liên hệ với HPT Consulting, liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật nuôi con nuôi năm 2010.

- Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi.

- Nghị đinh 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 19/2011 hướng dẫn Luật nuôi con nuôi.

Theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì có 03 trường hợp người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam.

Thứ nhất: Người nước ngoài thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam cũng là thành viên, nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Thứ hai: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh: Là cha dượng, mẹ kế hoặc là cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc đã có con nuôi là anh, chị, em, ruột của đứa trẻ được nhận làm con nuôi; nhận trẻ em khuyết tật, nhiêm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; họ đang học tập, làm việc ở Việt Nam với thời hạn ít nhất 01 năm.

Thứ ba: Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

2. Điều kiện để bạn được nhận cháu gái bạn làm con nuôi.

Bạn hiện đang mang Quốc tịch Hàn Quốc, thường trú tại Hàn Quốc thuộc trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. Do đó, căn cứ điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 bạn chỉ được nhận con nuôi đích danh thuộc trường hợp sau:

  • Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

  • Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

  • Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

  • Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

  • Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

  • Có điều kiện sức khoẻ, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

  • Có tư cách đạo đức tốt;

  • Đáp ứng điều kiện nhận nuôi theo pháp luật Hàn Quốc

3. Hồ sơ bạn cần chuẩn bị để tiến hành thực hiện thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam

  • Đơn xin nhận con nuôi;

  • Bản sao hộ chiếu;

  • Văn bản của Hàn Quốc cho phép Ông/bà được nhận con nuôi ở Việt Nam

  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;

  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

  • Phiếu lý lịch tư pháp;

  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

  • Giấy tờ chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú bác của người được nhận làm con nuôi.

 Lưu ý: Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra tâm lý, gia đình; Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ; Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn thường trú.

Phiếu lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ, bản điều tra về tâm lý, gia đình, văn bản xác nhận thu nhập và tài sản phải được hợp thức hoá lãnh sự và cấp chưa quá 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại cục con nuôi.

4. Hồ sơ của cháu gái bạn cần chuẩn bị

- Bản sao giấy đăng ký khai sinh;

- Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của cháu (nếu có);

5. Quy trình thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

i) Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gửi Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

 - Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Sau khi kiểm tra, nếu thấy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

ii) Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi.
- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp chấp thuận hồ sơ:
+) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài.
+) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài.
Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp.
- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.
- Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).

Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Xem thêm: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của HPT Consulting, mọi thắc mắc về nội dung tư vấn, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài, quy định về nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, điều kiện nhận nuôi con nuôi nước ngoài, người thân định cư lâu năm ở nước ngoài có được nhận con nuôi ở Việt Nam, muốn nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam thì thực hiện thủ tục gì, hồ sơ nhận nuôi con nuôi nước ngoài

 

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: