Biết nói chuyện là bản năng, nói năng khéo léo là bản lĩnh

Biết nói chuyện là bản năng, nói năng khéo léo là bản lĩnh

Biết nói chuyện là bản năng, nói năng khéo léo là bản lĩnh

Biết nói chuyện là bản năng, nói năng khéo léo là bản lĩnh

Có một tác gia từng nói: "Nói chuyện không phải là một chuyện dễ dàng. Ngày ngày nói chuyện, chưa chắc đã là người biết ăn nói; rất nhiều người nói chuyện cả đời rồi, nhưng lại chẳng nói ra được bao nhiêu lời tốt đẹp."

Một người nếu có thể đạt được tới cảnh giới "Lời không hay nói thành dễ nghe, lời ít ý nhiều", thì mới có thể được coi là "đắc nhân tâm".

Lời nói xấu xa, không hay, không nhất định là mấy lời bàn tán thị phi, mà phần lớn là những lời không nên nói ra một cách trực tiếp; người không biết nói chuyện, sẽ nhai đi nhai lại, "đâm" thẳng vào lòng tự tôn của người khác; người biết nói chuyện sẽ biết "lựa lời mà nói", không động chạm tới lòng tự trọng của ai.

Tôi rất thích câu nói rằng: "Là điều tốt thì cứ nói, không phải điều tốt thì nói năng cho cẩn thận."

Ý muốn nói: nếu đã là lời hay ý đẹp thì cứ thẳng thắn mà nói ra, không cần vòng vo, nhưng những lời không hay thì càng phải cẩn thận hơn trong cách biểu đạt, đừng khiến người khác cảm thấy tổn thương.

Một chuyên gia tâm lý từng nói rằng: "Có lẽ chúng ta không nghĩ rằng phương thức nói năng của mình là bạo lực, nhưng ngôn ngữ, lại thường là thứ khơi mào những tổn thương cho chính mình và cả người khác.

Lúc nhỏ, ba luôn rất nghiêm khắc với anh em chúng tôi, phương thức giáo dục của ba khi ấy có phần hơi thô, thi mà không đạt hay điểm kém là lập tức chúng tôi sẽ bị mắng hoặc đánh đòn.

Trong kí ức của tôi, những lời ba nói ra đều rất "ác", chẳng hạn như "lần sau còn không đạt nữa thì đừng trách bố ác."

Khi đó tôi rất ngưỡng mộ cô bạn hàng xóm của mình, cậu ấy mặc dù học hành điểm chác vốn dĩ cũng chẳng khá khẩm hơn tôi, nhưng lại chẳng bao giờ bị mắng mỏ hay đánh đòn, ba của cậu ấy mỗi khi tức giận đều có thể kiềm lại được, nhẹ nhàng nói: "Con gái, lần sau con còn thế nữa là ba giận thật đấy nhé, con khiến bố thất vọng không chỉ một lần đâu."

Tôi bị mắng, bị đánh, áp lực tâm lý, học hành không thể chuyên tâm, thành tích không cải thiện, còn cô bạn kia ngược lại lại tiến bộ không ít.

Trong cuộc sống, những lời nói có xu hướng cay độc, không có thiện chí sẽ chỉ đem lại áp lực cho người khác, để lại bóng đen trong tâm lý của họ, ngược lại, nếu biết biến những lời cay độc thành những câu nói ấm áp, dịu dàng, như vậy sẽ khiến tâm tình trở nên thoải mái, cũng không làm tổn thương tới tự tôn của người khác.

Tháng 9 năm ngoái, ở trường mới nhận một cô giáo mới.

Cô giáo mới tên L., vì mới ra trường nên còn thiếu kinh nghiệm tổ chức giảng dạy, cộng thêm với việc nói nhỏ, nên lớp 1 mà cô ấy phụ trách trở nên vô cùng nhốn nháo, mất trật tự.

Bản thân L. cũng rất lo lắng, cũng chuẩn bị tinh thần bị mắng trong cuộc họp của trường, trong khi các thầy cô khác đánh giá rất thấp về L. thì thầy hiệu trưởng lại chỉ nói có một câu: Cô L., trước mắt, phụ huynh nếu giao con cái của mình cho cô dạy dỗ, e là sẽ rất không yên tâm, cô phải nhanh chóng thay đổi, cải thiện, tôi nói như vậy, cô thấy có đúng không?

Lời nói của thầy hiệu trưởng khiến cô L. thả lỏng hơn rất nhiều, cô vốn dĩ cho rằng mình sẽ bị mắng, bị phê bình rất nặng, thậm chí bị chấm dứt hợp đồng.

Người biết nói năng, dù có phê bình người khác cũng biết cách nói sao cho uyển chuyển, khéo léo, không khiến người khác càng thêm tự ti, thay vào đó đem lại cho họ sự khích lệ và tự tin hơn nhiều.

Nói năng không nằm ở nói ít hay nhiều, mà nằm ở thời điểm, và nói có đúng trọng tâm hay không

Trong cuộc sống, rất nhiều người có thói quen nói chuyện không để ý thời gian, một cuộc điện thoại, một lần video call, có thể nói vài tiếng đồng hồ, nhưng chuyện quan trọng nhất thì lại không nói.

Tôi đọc được một câu chuyện như này:

Một công ty nọ, sau khi dịch bệnh xảy ra, các cuộc hội họp của họ đã được đơn giản hóa đi rất nhiều, một tuần nhiều nhất một lần họp qua video, hơn nữa mỗi lần họp đều không quá nửa tiếng đồng hồ.

Mỗi một lãnh đạo đều phát biểu rất đơn giản, nói năng đúng trọng tâm, một là gì, rồi 2,3 là gì.

Không dài dòng, phong cách cuộc họp là "lời ít ý nhiều", tất cả người tham gia họp đều vui vẻ.

Thay vì dành thời gian cho những cuộc họp dài mấy tiếng đồng hồ nhưng lại lan man, không có trọng tâm, mọi người sẽ dùng thời gian đi làm việc, như vậy có ích hơn rất nhiều.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người thích nói lòng vòng, dài dòng, nói đông nói tây nhưng vẫn không vào được chuyện chính.

Dạo trước, khi ngồi xe buýt, tôi từng nghe được một cậu thanh niên nói chuyện điện thoại như sau: Trước tiên là cậu ấy nói mình vừa tan làm, hơi mệt, rồi nói là tối qua lúc tan làm có gặp một người, nói chuyện gì đó; rồi tiếp theo lại nói xe sẽ dừng sẽ đỗ ở đâu; có lẽ là người ở đầu dây bên kia mất kiên nhẫn rồi, lúc này cậu ấy mới nói vào trọng điểm là lúc nào sẽ tới nơi rồi cùng đi ăn được.

Nói năng vòng vo sẽ chỉ làm mất thời gian của người khác, lời ít ý nhiều ngược lại khiến cả hai đều thoải mái và vui vẻ.

Có một tác gia nói: "Người biết ăn nói là người có tầm nhìn và tấm lòng rộng mở nhất."

Chỉ những người khoan dung mới có thể nói ra những lời tử tế; chỉ những người tầm nhìn xa rộng, lời nói mới công bằng, chính trực.

Người biết ăn nói, có thể vừa khéo léo biểu đạt suy nghĩ của mình lại vừa khiến người khác vui vẻ tiếp nhận.

Nói năng sao cho chạm tới trái tim của người khác là sự bản lĩnh cao cường nhất của một người, nó cho thấy trí tuệ, và cả phương thức đối nhân xử thế khéo léo của họ.

Lời ác độc nói sao cho khéo léo, không loạn lòng người; lời ít ý nhiều, lòng người thoải mái.

Mong bạn biết cách nói năng sao cho khéo léo, khiến người khác cảm thấy mỗi câu nói của bạn đều như gió xuân thoảng bên tai, khiến bản thân bạn cũng cảm thấy vui vẻ, nhẹ lòng hơn.

Nguồn: báo dân sinh

học cách nói chuyện, học cách giao tiếp, tự tin giao tiếp

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: