Vợ đang mang thai chồng có được ly hôn không?

Vợ đang mang thai chồng có được ly hôn không?

Vợ đang mang thai chồng có được ly hôn không?

Vợ đang mang thai chồng có được ly hôn không?

Hiện nay, tỉ lệ các cặp đôi ly hôn diễn ra ngày càng cao, nhất là đối với những cặp đôi trẻ, họ kết hôn nhanh mà cũng ly hôn cũng rất nhanh. Có những trường hợp 2 vợ chồng muốn ly hôn, tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ một người chồng muốn ly hôn trong khi đứa con còn nhỏ tuổi hoặc người vợ đang mang thai. Vậy trong trường hợp, người vợ đang mang thai thì chồng muốn ly hôn có được không? Hãy cùng HPT Consulting chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Nghị định 126/2014/NĐ-CP: Hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình 

1. Ly hôn là gì ?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

 “14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo đó có thể hiểu đơn giản ly hôn là khi có bản án hoặc quyết định của toà án thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, cả hai bên không còn các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân với nhau.

2. Đơn phương ly hôn là gì ?

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng. Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

3. Người có quyền yêu cầu ly hôn

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Xem thêm: Tư vấn thủ tục ly hôn

Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn

Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

4. Vợ đang mang thai, chồng có được ly hôn hay không ?

* Trường hợp thứ nhất người chồng muốn ly hôn.

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể: “ Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, theo quy định trên thì người chồng không có quyền nộp đơn ly hôn khi người vợ đang có thai hoặc có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Quy định như vậy là muốn đảm bảo quyền lợi và giúp ích cho người phụ nữ khi họ mới sinh con, chưa đủ khả năng để tự mình chăm sóc con cái nên phải cần sự trợ giúp của người chồng để hỗ trợ nuôi con.

* Trường hợp thứ hai người vợ có quyền yêu cầu ly hôn.

Từ căn cứ tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình trên có thể thấy, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ nhưng lại không cấm người vợ ly hôn. Trong trường hợp người vợ thấy mình có đủ kinh tế để nuôi con và có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con thì hoàn toàn có thể làm đơn ly hôn mà không bị giới hạn như người chồng.

Nếu thuận tình ly hôn thì thủ tục sẽ đơn giản cũng như thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn. Nhưng trong trường hợp người chồng không đồng ý thì người vợ có thể căn cứ theo Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên, cụ thể: Ly hôn theo yêu cầu của một bên

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Để được Tòa đồng ý cho ly hôn, người vợ cần phải có ít nhất 1 trong các căn cứ trên. Do đó để có thể được ly hôn theo yêu cầu 1 bên thì bạn phải chứng minh được họ đã có những hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng như không chăm sóc, bỏ bê gia đình và con cái hoặc là ngoại tình mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Thì lúc đấy, người vợ có thể dùng những căn cứ đó để yêu cầu tòa ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Khi đó, các con sẽ đương nhiên sẽ do người vợ nuôi và chăm sóc, căn cứ vào Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”. Con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho người mẹ chăm sóc, chỉ khi con đủ 7 tuổi mới xem xét theo nguyện vọng của người con. Đây cũng là quy định hợp lý bởi vì người mẹ sinh ra con phải trải qua quá trình khó khăn kết hợp với mối quan hệ đặc biệt giữa mẹ con nên pháp luật sẽ ưu tiên cho người mẹ hơn.

Cuối cùng, ly hôn khi người vợ đang mang thai chỉ hạn chế với người chồng còn vợ nếu vẫn muốn ly lôn thì vẫn ly hôn được tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại vì ly hôn lúc người vợ đang mang thai là một quyết định vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến người vợ và con chung của hai vợ chồng. Do đó, hai vợ chồng nên cùng nhau ngồi lại để giải quyểt các vấn đề đang xảy ra ở hiện tại trước khi dẫn đến quyết định ly hôn.

vợ đang mang thai chồng có được ly hôn không, ly hôn đơn phương khi đang có thai, có nên ly hôn khi mang thai, mang bầu khi ly hôn sẽ nhận được những quyền lợi gì

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: