Bảo hộ nhãn hiệu ở EU- Cần thiết hay không khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực ?

Bảo hộ nhãn hiệu ở EU- Cần thiết hay không khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực ?

Bảo hộ nhãn hiệu ở EU- Cần thiết hay không khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực ?

Bảo hộ nhãn hiệu ở EU- Cần thiết hay không khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực ?

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong các hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và EU. Vấn đề cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan được quan tâm và chú ý nhiều nhất khi Hiệp định đi vào thực thi trên thực tế. Tuy nhiên nếu đi sâu và tìm hiểu kỹ về nội dung của Hiệp định, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong đó đặc biệt là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa khi xuất sang thị trường EU cũng được đề cập và không kém phần quan trọng. Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp, cá nhân. Vậy những thông tin quan trọng nào liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu tại EU mà doanh nghiệp cần nắm sẽ được HPT Consulting tổng hợp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao cần gấp rút đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu khi hiệp định EVFTA có hiệu lực?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu trong các quan hệ kinh doanh quốc tế, đặc biệt đối với thị trường Châu Âu, sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, dự kiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội để đẩy mạnh ngoại thương, xuất khẩu sang thị trường tiềm năng và lớn mạnh này thì vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Châu âu được gấp rút đặt ra. Trong thực tế giao thương nhiều năm, chuyện các thương hiệu Việt Nam bị đánh cắp trên thị trường quốc tế không còn là điều xa lạ và điều đặt biệt, chỉ số ít trong số những doanh nghiệp bị đánh cắp kiện đòi thành công và có rất nhiều thương hiệu Việt bị mất trắng mặc dù công cuộc kiện đòi vô cùng gian nan và tốn nhiều chi phí. Do vậy, nếu không chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trước khi bước vào sân chơi mang tầm cỡ quốc tế thì nguy cơ mất thương hiệu, gian lận thương hiệu sẽ tiếp tục gia tăng và mang lại nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. 

2. Cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu. 

Hiện nay hai cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu được áp dụng nhiều là "Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cơ quan sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu - European Union Intellectual  Property Office viết tắt là EUIPO và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid".

Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký thông qua hệ thống của EUIPO được gọi là Nhãn hiệu Liên minh châu Âu - European Union Trade Mark gọi tắt là EUTM. Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa EUTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp đơn duy nhất cho cơ quan đăng ký được thành lập riêng, độc lập với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên. Sau khi đăng ký thành công, nhãn hiệu sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên EU, ngược lại nếu nhãn hiệu bị hủy bỏ hay mất hiệu lực ở một trong các nước thì đương nhiên sẽ bị mất hiệu lực trong cả EU. Trong trường hợp này, nếu chủ sở hữu vẫn muốn được bảo hộ ở các nước còn lại thì có thể chuyển sang hình thức đăng ký bảo hộ độc lập tại các nước hoặc đăng ký bảo hộ tại văn phòng SHTT Benelux chuyên bảo hộ nhãn hiệu cho ba quốc gia Bỉ, Hà Lan, Luxembourg.

Đối với việc đăng ký theo thỏa ước Madrid, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng đơn cơ sở, tức đơn đã được bảo hộ tại Việt Nam theo Thỏa ước Madrid hoặc đơn đăng ký cơ sở (nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc đã có văn bằng bảo hộ) theo Nghị định thư Madrid để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Hệ thống Madrid. 

3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại châu Âu tương tự các quy định về bảo hộ nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác đó là nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác. Các dấu hiệu không thể được đăng ký nhãn hiệu EUTM bao gồm:

- Dấu hiệu không có tính phân biệt;

- Dấu hiệu chỉ chủng loại, chất lượng, tính chất, số lượng, giá trị, nguồn gốc địa lý hoặc thời gian về việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mô tả các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ;

- Dấu hiệu đã trở thành tên gọi thông thường của sản phẩm trong các ngôn ngữ đang tồn tại hoặc hiển nhiên trong thực tế thương mại; 

- Dấu hiệu trái với đạo đức xã hội hoặc các nguyên tắc đạo lý thông thường;

- Dấu hiệu nhằm lừa dối người tiêu dùng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hoặc dịch vụ;

Điểm đáng chú ý trong quy định về nhãn hiệu EUTM là EUTM loại bỏ quy định yêu cầu bắt buộc nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng hình ảnh mà thay vào đó là nhãn hiệu có thể được thể hiện bằng bất cứ hình thức nào thông qua việc sử dụng những công nghệ hiện hành, miễn sự thể hiện rõ ràng và chính xác. Như vậy tại EU, nhãn EUTM có thể là nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu chuyển động, nhãn hiệu đa phương tiện hoặc các nhãn hiệu truyền thống và phi truyền thống khác.

Đối với hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, điều kiện tương tự như đăng ký nhãn hiệu trong nước. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chú ý thêm việc đăng ký phải được tiến hành tại 01 quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid.

----> Xem thêm: Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid

4. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu

Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu theo EUTM trải qua gồm 04 giai đoạn chính

Giai đoạn 1: Nộp đơn đăng ký. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn theo 02 cách sau đây: 

- Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu EUIPO hoặc;

- Nộp trực tuyến theo địa chỉ sau:

https://euipo.europa.eu/ohimportal/vi/web/guest/login?service=https%3A%2F%2Feuipo.europa.eu%2Ftm%2Fefiling%2Fj_spring_cas_security_check

Giai đoạn 2: Giai đoạn kiểm tra và Công bố đơn. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nộp đơn, nếu đơn đăng ký của bạn theo đúng mẫu và đầy đủ về thành phần hồ sơ, cơ quan tiếp nhận ghi nhận việc bạn nộp đơn và sau đó chuyển sang kiểm định về mặt nội dung. Việc kiểm định nội dung đơn được thực hiện trên cơ sở xem xét tuyệt đối tức là đánh giá về khả năng phân biệt của nhãn hiệu và không áp dụng việc xem xét nhãn hiệu có trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không (Sẽ thực hiện ở giai đoạn phản đối đơn). Nếu nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng phân biệt và có thể được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hóa, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo công bố đơn là bạn đã áp dụng nhãn hiệu hàng hóa/ dịch vụ theo chỉ định. Đơn công nhận sẽ được công bố trên EUTM bằng các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu để các bên thứ ba có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối. Đây chưa phải là là giai đoạn công nhận đơn đăng ký được bảo hộ mà chỉ là giai đoạn công bố rộng rãi về đơn đã đăng ký để mọi người được biết đến, và xem có ai phản đối việc đăng ký hay không. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn sẽ gửi thông báo để chủ sở hữu nhãn hiệu bổ sung và thay đổi.

Giai đoạn 3: Phản đối đơn. Thời hạn để phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký quốc tế chi định Châu Âu là 03 tháng kể từ 01 tháng sau ngày công bố đơn. Đồng thời thời gian chờ trong giai đoạn phản đối theo quy định bắt buộc là ít nhất kéo dài 02 tháng để tạo cơ hội cho các bên có thể thỏa thuận để tiến tới một thỏa thuận hòa giải với nhau. Trong thời gian này nếu có sự phản đối từ bên thứ ba, thì nhãn hiệu đó không thể đăng ký thành công theo nhãn hiệu EUTM nữa. Trong trường hợp này, chủ sở hữu đơn có thể chuyển đổi đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại các quốc gia là thành viên của EU không có sự phản đối. Trong trường hợp không có ai phản đối hoặc phản đối không thành công, nhãn hiệu sẽ được đăng ký tại EU. 

Giai đoạn 4: Đăng ký và công bố nhãn hiệu đã được đăng ký. Sau khi kết thúc thời hạn 03 tháng phản đối, nhãn hiệu không có ai phản đối hoặc phản đối nhưng không thành công thì sẽ được đăng ký tại EU. 

Như vậy so với trước đây thời gian đăng ký nhãn hiệu EUTM được rút ngắn nhằm tạo cơ hội rút ngắn thời gian chờ đợi đăng ký cấp bằng khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký tại EU. 

----> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

5. Hồ sơ cần chuẩn bị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu

- Đơn đề nghị đăng ký nhãn hiệu (a request for application) theo mẫu;

- Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu (a request for application) và giấy ủy quyền của người nộp đơn (nếu có);

- Bảng mô tả về nhãn hiệu và danh sách hàng hóa/ dịch vụ nhãn hiệu đăng ký ( a clear representation of the mark and a list of good and services);

- Mẫu nhãn hiệu đăng ký

- Chứng từ chứng minh hoàn tất thủ tục nộp phí theo quy định. Việc thanh toán được thực hiện trong vòng 01 tháng để từ ngày nộp đơn tại EUIPO

6. Chi phí dự kiến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Châu Âu

- Khi nộp đơn và đăng ký cho một nhóm sản phẩm/ dịch vụ theo hình thức điện tử/ trực tuyến là 850 đồng thời nhóm thứ hai sẽ thu thêm 50 và từ nhóm thứ 03 trở đi sẽ thu thêm 150 / nhóm sản phẩm, dịch vụ. Phí gia hạn cũng được áp dụng tương tự như phí nộp đơn và đăng ký.

- Đối với việc nộp đơn trực tiếp tại EUIPO cho 01 nhãn hiệu sẽ là 1000 €. Đối với nhóm thứ hai và thứ ba đươc áp dụng tương tự như nộp đơn điện tử.

- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc chứng nhận nhãn hiệu Châu Âu mức phí tương ứng sẽ là 1.800 € cho việc nộp đơn trực tiếp và 1.500 € cho việc nộp theo hình thức trực tuyến.

Lưu ý: Chi phí trên chưa tính chi phí dịch vụ HPT Consulting tư vấn và thực hiện thủ tục theo sự ủy quyền của quý khách. Chi phí dịch vụ sẽ được tính dựa trên mức độ phức tạp của hồ sơ và sẽ được báo giá khi bộ phận pháp lý tiếp nhận nội dung cần tư vấn của quý khách hàng. 

7. Ngôn ngữ khi đăng ký nhãn hiệu EUTMĐơn đăng ký nhãn hiệu EUTM có thể được làm bằng các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu đồng thời trong đơn chỉ ra 01 trong 05 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất và chính thức tại EUIPO là ngôn ngữ thứ hai bao gồm Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp, Ý. 

8. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đã được đăng ký tại Châu Âu

Nhãn hiệu được bảo hộ có hiệu lực trong thời gian 10 năm và được gia hạn nhiều lần. 

9. Bảo hộ nhãn hiệu tại EU- Cần thiết hay không khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Việc trả lời cần thiết hay không phụ thuộc vào định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, HPT khuyên các doanh nghiệp nên lựa chọn phương án là cần thiết khi muốn xâm nhập vào sân chơi lớn này. Bởi ngoài việc có khả năng bị đánh cắp thương hiệu, gây tổn thất về tài chính và thời gian khi đòi lại thương hiệu thì tại Châu Âu, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ luôn được đề cao, và một khi doanh nghiệp phát hiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng các chế tài theo quy định tại mục C Hiệp định EVFTA

Trên đây là những nội dung được HPT Consulting tổng hợp đơn giản nhất để tư vấn về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại EU., một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Hi vọng thông qua bài viết này, quý khách có cái nhìn tổng quan khi muốn phát triển lâu dài tại thị trường rộng lớn bậc nhất thế giới này. Để biết thêm thông tin đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ quý khách có thể liên hệ HPT CONSULTING để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!

nhãn hiệu tại EU, bảo hộ thương hiệu tại châu âu, trademark registration EU, bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại EU,

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: