Vợ cũ gặp khó khăn vì COVID-19: Chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng?

Vợ cũ gặp khó khăn vì COVID-19: Chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng?

Vợ cũ gặp khó khăn vì COVID-19: Chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng?

Vợ cũ gặp khó khăn vì COVID-19: Chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng?

Chồng và vợ vừa ly hôn, nay cô vợ gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, không có thu nhập để trang trãi cuộc sống; còn chồng thì vẫn có thu nhập ổn định từ việc làm công ăn lương. Vậy chồng có phải cấp dưỡng cho vợ cũ nếu cô ấy yêu cầu hay không?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Khoản 1, Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau:

“Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Cũng theo khoản 24, Điều 3 luật hôn nhân và gia đình 2014.” Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Theo như quy định ở khoản trên thì khi có bản án hoặc quyết định của toà án  về việc ly hôn thì quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân xem như chấm dứt. Tuy nhiên về nghĩa vụ sau ly hôn nếu vợ hoặc chồng gặp khó khăn thì cũng được quy định tại Điều 115. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Như vậy, trường hợp vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu do dịch bệnh Covid-19 gây ra và có yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng thì người chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Xem thêm: Thủ tục yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nuôi sau ly hôn

Xem thêm: Quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ vào Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014, mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đồng thời theo Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 Như vậy, theo quy định định tại Điều 115, điều 116, điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì mặc dù 2 vợ chồng đã ly hôn, nhưng nếu vợ hoặc chồng cũ gặp khó khăn có lý do chính đáng thì vợ hoặc chồng cũ có nghĩa vụ chu cấp tuỳ vào khả năng của mình.

Tuy nhiên cần phải lưu ý, căn cứ vào khoản 5 Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nếu vợ cũ đã kết hôn với người khác thì người chồng cũ không còn nghĩa vụ phải cấp dưỡng.

quyền cấp dưỡng sau ly hôn, sau ly hôn phải cấp dưỡng, mức cấp dưỡng quy định bao nhiêu

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: