Quyền tác giả, quyền liên quan từ vụ việc của Nhạc sỹ Giáng Son bị đánh bản quyền đối với ca khúc Gi

Quyền tác giả, quyền liên quan từ vụ việc của Nhạc sỹ Giáng Son bị đánh bản quyền đối với ca khúc Gi

Quyền tác giả, quyền liên quan từ vụ việc của Nhạc sỹ Giáng Son bị đánh bản quyền đối với ca khúc Gi

Quyền tác giả, quyền liên quan từ vụ việc của Nhạc sỹ Giáng Son bị đánh bản quyền đối với ca khúc Giấc Mơ Trưa

Thời gian qua, nhạc sĩ Giáng Son khi bị công ty BH Media "đánh gậy bản quyền" trên Youtube đối với ca khúc "Giấc mơ trưa". Cụ thể, video ca khúc do cô sáng tác, sản xuất nằm trong album "Giáng Son" (2007) khi đăng trên kênh YouTube của mình thì bị đánh bản quyền bởi BH Media. Vậy quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?

CĂN CỨ PHÁP LÝ.

 - Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009 và 2019

 - Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018.

 - Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

 - Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 - Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.

1. Quyền tác giả là gì

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  - Tác phẩm báo chí, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu;

  - Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác;

  - Bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

  - Tác phẩm tạo hình và ứng dụng mỹ thuật;

  - Chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu;

  - Tác phẩm văn học, khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc các ký tự khác;

  - Tác phẩm nhiếp ảnh, kĩ thuật kiến trúc;

  - Nghệ thuật dân gian và tác phẩm văn học;

 - Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).

Tác phẩm âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Nội dung quyền tác giả

Căn cứ Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

- Quyền nhân thân:

  + Đặt tên cho tác phẩm;

  + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

  + Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

  + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Quyền tài sản:

  + Làm tác phẩm phái sinh;

  + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

  + Sao chép tác phẩm;

  + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

  + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

  + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

   Có thể thấy ca khúc “Giấc mơ trưa” do chính nhạc sĩ sáng tác cho nên cô có quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm của mình là bài hát “ Giấc mơ trưa”

2. Quyền liên quan là gì.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. ( Khoản 3, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019)

Để có được quyền liên quan, các chủ thể như: người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, phát sóng, tổ chức dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả. Tức là người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, người phát sóng có vai trò trung gian, truyền đạt, thông tin, nội dung, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng. Đó chính là lý do tại sao quyền trung gian này được gọi tên là: quyền liên quan đến quyền tác giả. Thông qua các chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể đi vào lòng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn và kỹ xảo của người biểu diễn, cũng như tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình…

Căn cứ phát sinh quyền:

- Quyền liên quan phát sinh khi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa hoặc thực hiện mà không phương hại đến quyền tác giả.

Đối tượng được bảo hộ:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019:

- Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 + Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

 + Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

 + Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

 + Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

 + Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 -  Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 + Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

 + Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Lưu ý:  Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

Theo đó, mỗi bản ghi âm, audio của một bài hát khi được phát hành, sẽ chứa 2 loại quyền tách biệt là: Quyền bản ghi hay còn gọi là quyền liên quan, đối với phần nhạc, hoà âm phối khí và âm thanh giọng hát có trong bản ghi; Quyền tác giả, liên quan đến phần giai điệu, tiết tấu và lời của bài hát được sử dụng trong bản ghi âm.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Xem thêm: Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo Điều 44 luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019, Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình hoặc các hãng đĩa hoặc nhà sản xuất ra bản ghi âm là người nắm giữ phần quyền bản ghi hay còn gọi là chủ sở hữu quyền liên quan.

Theo như chia sẽ của nhạc sĩ Giáng son thì Nghệ sĩ Dương thuỳ Anh có xin, mượn ca khúc giấc mơ trưa và bản phối khí để thu một bản thu mới tại Hồ Gươm Audio sau khi thu âm xong thi Hồ Gươm Audio lại đem bán cho BH Media đăng lên Youtube kiếm tiền, tuy nhiên nghệ sĩ Dương Thuỳ Anh cho rằng cô chỉ cho phép Hồ Gươm Audio phát hành CD, chỉ được phép phát hành bản ghi vật lý, không có quyền phát hành bản ghi số (bản ghi có thể khai thác trên các nền tảng online) cũng như không cho phép bán cho bên thứ ba, như vậy thì Hồ Gươm Audio không có quyền gì để bán cho bên thứ ba. Có thể thấy nhạc sĩ Giáng Son có cả quyền tác giả là tự mình sáng tác và cả quyền liên quan đến bài hát “Giấc mơ trưa”. Một vấn đề khác đặt ra là bản ghi mà BH Media sử dụng để YouTube tự động quét liệu có phải vẫn là bản ghi thuộc quyền sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son hay không, hay bản ghi này có đang bị chiếm hữu một cách trái phép hay không, hoặc nếu sản xuất, sao chép thì có xin phép nhạc sĩ Giáng Son hay chưa. Nếu phía BH Media chỉ sở hữu quyền liên quan đến bài hát “Giấc mơ trưa “ nhưng lại tận dụng cách tận dụng cách thức của Youtube để rà soát đánh bản quyền tràn lan thì có thể được xem là lạm dụng thủ thục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo khoản 5 Điều 198, luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009( Sửa đổi bổ sung 2019): “5. Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.”.

Tác giả cần liên hệ bên đánh bản quyền là BH Media và yêu cầu tổ chức đó gỡ vi phạm, đồng thười có thể thực hiện khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện dân sự trong trường hợp tổ chức này vi phạm và gây thiệt hại cho tác giả.

quyen tac gia, quyền tác giả, đăng ký bản quyền tác giả, ban quyen tac pham, đăng ký bản quyền tác phẩm, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: