Đăng ký bảo vệ bản quyền cho bài vũ đạo có được không?

Đăng ký bảo vệ bản quyền cho bài vũ đạo có được không?

Đăng ký bảo vệ bản quyền cho bài vũ đạo có được không?

Đăng ký bảo vệ bản quyền cho bài vũ đạo có được không?

   Bản quyền và nghệ thuật là hai khái niệm thường xuyên đi chung với nhau rất dễ bắt cặp với nhau. Hiện nay có nhiều loại nhảy múa khác nhau như nhảy hiện đại, nhảy hip hop, múa ba lê, múa đương đại.Vũ đạo hay nhảy múa được nhiều người coi là một hình thức nghệ thuật; tuy nhiên bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả đối vũ đạo hay các bài múa lại không phải là một khái niệm được định hình. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bản quyền của vũ đạo.

    CĂN CỨ PHÁP LÝ

 -  Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019

 - Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

   1. Vũ đạo là gì và Biên đạo múa là gì?

    * Vũ đạo là gì?

   Vũ đạo là một loại hình nghệ thuật dùng hoạt động cơ thể để diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải nội dung và diễn đạt ý tưởng. Một bài vũ đạo là một loạt các động tác được nhà biên đạo sắp xếp tạo thành một tác phẩm mà qua đó các vũ công sẽ thực hiện nó trên sàn nhảy để thi đấu hoặc biểu diễn.

    * Biên đạo múa là gì?

    Biên đạo múa là môn nghệ thuật thiết kế nên một chuỗi các chuyển động cơ thể. Người làm biên đạo múa là người sáng tạo ra các vũ đạo thông qua hoạt động biên đạo. Biên đạo múa có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, bao gồm nhạc kịch, cổ vũ, điện ảnh, thể dục dụng cụ, trình diễn thời trang, hợp xướng, sân khấu, nghệ thuật hoạt hình….

  2. Có thể đăng ký bản quyền vũ đạo không?

   Trước tiên chúng ta phải xem các bài vũ đạo, vũ điệu có là một sản phẩm của sức sáng tạo không? Ở đây vũ đạo là một thiết kế các hoạt động, chuyển động của cở thể để truyền tải nội dung và diễn đạt ý tưởng, như vậy có thể thấy vũ đạo là một sản phẩm có sức sáng tạo. Tuy nhiên để đánh giá điệu nhảy, trước giờ chúng ta thường quy nó vào một điệu nhảy theo loại nhạc. Điển hình ngày nay ta có thể thấy với các nhạc hiện đại thì ta có nhảy hiện đại như sexy dance, breakdance, shuffle dance, ,… còn nhạc truyền thống thì có khiêu vũ, kịch, múa ba lê,….

    Vậy vũ đạo, vũ điệu có phải một hình thức nghệ thuật không? Thì phải xét tới khái niệm và mục đích của nghệ thuật. Nghệ thuật có thể hiểu đơn giản là một tấm gương để phản chiếu những tâm tư, suy ngẫm và cảm xúc của con người. Vũ đạo, điệu nhảy cũng là một hình thức vô cùng hữu hiệu, chính xác và hợp lý để thể hiện cảm xúc của con người. Các điệu nhảy hiện đại có thể là một sự mới mẻ, phá cách, sự tự tin; còn điệu nhảy truyền thống là thể hiện cảm xúc nội tâm,… Vì vậy, sẽ không sai khi nói rằng vũ điệu là một hình thức nghệ thuật.

   Như vậy, một hình thức nghệ thuật có sức sáng tạo hoàn toàn có thể được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên nếu được đăng ký bảo quyền hay quyền tác giả thì có thể được đăng ký với loại hình tác phẩm sân khấu căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.

   3. Tác phẩm sân khấu là gì ?

    Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:

   “1. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.”

   Tác phẩm sân khấu được sáng tạo bởi các tác giả quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019, cụ thể như sau: Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu.

Xem thêm: Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Xem thêm: Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu tại Việt nam

Xem thêm: Thủ tục bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

  “ Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

  1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

 Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.”

    4. Quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu

    Theo quy định tại điều 21 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định các quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu:

    “Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu

    1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

   Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

   2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

   3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.”

    Biên đạo múa là người sáng tác, chỉnh sửa, sáng tạo những điệu múa mới, các động tác, kỹ năng mới để tạo ra các vũ đạo, vũ điệu hoàn chỉnh. Làm mẫu, hướng dẫn phối hợp chặt chẽ, giúp các vũ công có thể truyền tải hết tinh thần của tiết mục. Dàn dựng các tiết mục sân khấu, truyền hình, hoặc các màn trình diễn, các buổi diễn thời trang hoặc các sự kiện lớn nhỏ khác. Từ đó có thể thấy biên đạo múa là người hướng dẫn sáng tác ra các điệu nhảy, bài vũ đạo trên sân khấu nên được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm sân khấu.

   Từ những quy định trên, đặc biệt là khoản 1 Điều 21 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 có thể thấy biên đạo múa cũng có các quyền quyền nhân thân, ngoài ra nếu biên đạo múa  là chủ sở hữu và là tác giả đối với bài vũ đạo của mình thì ngoài có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, còn có thêm quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.

ban quyen tac gia, dang ky ban quyen tac gia bai hat, dang ky ban quyen tac gia bai nhay

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: