Vấn đề pháp lý khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFT

Vấn đề pháp lý khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFT

Vấn đề pháp lý khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFT

Vấn đề pháp lý khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 mở ra cơ hội và động lực cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam và Châu Âu, bởi mục đích chính của Hiệp định là gỡ bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan để hàng hóa Việt Nam có thể vào thị trường Châu Âu và ngược lại. Cụ thể về các chính sách thương mại, thuế xuất ... doanh nghiệp có thể xem thêm trong các bài viết phân tích tại HPT Consulting hoặc tham khảo tại Hiệp định EVFTA (Xem thêm Hiệp định EVFTA). Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, HPT Consulting sẽ phân tích những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm khi bước vào sân chơi EVFTA mang tầm cỡ quốc tế.

Trên thực tế, từ trước đến nay, EU luôn chú trọng vào khâu hậu kiểm, chống hành vi gian lận thương mại và trục lợi từ các chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu vào EU và các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu doanh nghiệp bị cáo buộc một trong các hành vi trên thì hậu quả về mặt kinh tế và tài chính là vô cùng lớn, do vậy để bước vào sân chơi mang tầm cỡ quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý các vấn đề pháp lý để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ ngành hàng của Việt Nam cũng như gánh chịu các tổn thất nặng nề từ các chế tài của EU. Cụ thể:

Về hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa sản phẩm: Quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận ưu đãi từ hiệp định EVFTA. Tuy nhiên tại Điều 2.9 Hiệp định EVFTA  quy định về các biện pháp cụ thể liên quan đến ưu đãi thuế quan giữa các bên đã quy định nhiều nội dung liên quan đến điều tra, xác định và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa có gian lận về xuất xứ. Cụ thể nếu hàng hóa có dấu hiệu (chưa cần có kết luận của cơ quan điều tra) gian lận về xuất xứ ví dụ như không phải do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nhưng vẫn dán nhãn của Viêt Nam để xuất khẩu vào EU nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế quan thì phía EU sẽ được quyền tạm ngưng áp dụng ưu đãi thuế quan đối với lô hàng đó hoặc đối với toàn bộ, hàng hóa ngành hàng liên quan. 

----> Xem thêm: Quy định về quy tắt xuất xứ hàng hóa khi thực thi EVFTA

Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ được Châu Âu xem trọng và thực thi triệt để. Tại Hiệp định EVFTA, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ được dành nguyên một mục, cụ thể taị mục C quy định về các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan tư pháp của bên nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc đưa hàng hóa vào lưu thông, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu ngay sau khi được phép thông quan, theo kênh thương mại điện tử tại EU, đồng thời bên vi phạm phải bồi thường cho những thiệt hại thực tế từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà bên vi phạm gây ra. Hơn thế nữa, khi EU phát hiện sản phẩm đã và đang nhập khẩu vào EU xâm phạm quyền trí tuệ thì chủ thể bị vi phạm có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đó và cơ quan hải quan phải dừng thông quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

----> Xem thêm: Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu tại EU

Trên đây là những nội dung được HPT Consulting tổng hợp dựa trên góc độ pháp lý khi nghiên cứu Hiệp định EVFTA. Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu và quan tâm đến các vấn đề pháp lý xuất nhập khẩu hoặc các thông tin liên quan đến hàng rào pháp lý của các quốc gia có thể liên hệ HPT CONSULTING để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!

xuất nhập khẩu, EVFTA, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tư vấn HTP, HPT Consulting, xuất xứ hàng hóa

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: